trec
W-------
-
01/11/2013
-
2
-
25 bài viết
Thẻ ATM dễ dàng bị “bẻ khóa” bảo mật
Thẻ ATM ngày càng được nhiều người sử dụng do sự tiện lợi, gọn nhẹ của nó đặc biệt là trong việc thanh toán, mua hàng. Tuy nhiên, do tính bảo mật chưa cao cùng sự bất cẩn của người dùng khiến nhiều kẻ tội phạm dễ dàng lấy cắp thông tin của chủ thẻ.
Người dùng cần cẩn thận khi sử dụng thẻ ATM. Ảnh: Giaoduc.net
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, thời gian qua rất nhiều vụ mất thông tin tài khoản thẻ chỉ được phát hiện khi chủ thẻ đã bị mất tiền và kiểm tra lại ở ngân hàng. Một số trường hợp, tội phạm còn làm được cả thẻ ATM giả và tiến hành giao dịch ở nhiều nơi.
Đối với giao dịch trực tuyến tại Mỹ, kẻ gian thường ăn cắp mật khẩu phổ biến bằng cách mở ra các trang web, trong đó có bán hàng trực tuyến nhưng chủ yếu là tổ chức các trò chơi có thưởng. Để có thể tham gia, khách hàng phải điền đầy đủ thông tin và nạp khoản tiền ban đầu chỉ khoảng 1 vài USD. Từ đó, tội phạm sao chép thông tin trên thẻ, làm thẻ giả và đi giao dịch. Ngoài ra, việc mua bán tại các trang web nhỏ dù cho chủ những trang web không thông đồng với tội phạm, nhưng do bảo mật kém nên khách hàng khi dùng thẻ để mua hàng cũng vẫn bị lấy cắp thông tin.
Nhiều khách mua hàng trực tuyến sau vài ngày đã giật mình khi thẻ của họ vượt quá hạn mức thấu chi do đã sử dụng tiền ở 1 quốc gia khác dù thời gian đó họ chẳng hề xuất ngoại.
Đối với giao dịch tại các cửa hàng, nhân viên cà thẻ trên một thiết bị khác ngoài máy chấp nhận thẻ (POS) để lấy thông tin khách hàng. Nếu khách không đứng ở quầy sẽ không thể biết họ thực hiện ra sao. Vì vậy, người dùng thẻ cần chú ý tránh thể nhân viên cửa hàng, mang thẻ ATM đi khuất khỏi tầm mắt, bởi chẳng ai biết họ có thể làm gì với những chiếc thẻ của bạn.
Thêm nữa, việc giao dịch tại các cây rút tiền nếu không cẩn thận cũng có thể khiến người dùng mất toàn bộ thông tin một cách dễ dàng. Nhiều tội phạm đã lắp các thiết bị sao chép dữ liệu tại các máy ATM và sau đó làm ra hàng loạt thẻ giả. Vì vậy, rút tiền người dùng cũng cần lưu ý việc che kín khi bấm mã số thẻ, thường xuyên đổi pass và tránh cho người khác mượn dùng.
Hiện nay còn xảy ra trường hợp một số kẻ tội phạm mua lại những chiếc thẻ ATM chính chủ để thực hiện nhiều hành vi phi pháp với giá 0,2- 1 triệu đồng/thẻ. Khi bị phát hiện thì chủ thẻ có thể gặp phải khá nhiều rắc rối và hệ lụy liên quan. Vì vậy, cũng hoàn toàn tránh việc làm thẻ rồi chuyển cho người khác sử dụng hay bán cho những người không quen biết.
Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước cũng cảnh báo về trường hợp bán lại thẻ ATM thanh toán quốc tế. Một số đối tượng dùng thủ đoạn dụ dỗ nhiều người dân làm thẻ thanh toán quốc tế tại nhiều ngân hàng ở Việt Nam rồi mua lại và mang ra nước ngoài sử dụng vào các mục đích lừa đảo, rút tiền mặt tại nước ngoài hay chuyển tiền từ tài khoản của người bị hại.
Dịp cuối năm khi các giao dịch qua ATM tăng cao là thời điểm những kẻ tội phạm hoạt động mạnh hơn bình thường, vì vậy mỗi người cũng cần tự lưu ý để bảo vệ cho bản thân. Bởi việc mất tiền qua thẻ ATM tại Việt Nam nếu do lỗi khách hàng làm mất thông tin thì gần như sẽ không được đền bù.
Vĩ Thanh - Songmoi.vn
Người dùng cần cẩn thận khi sử dụng thẻ ATM. Ảnh: Giaoduc.net
Theo Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, thời gian qua rất nhiều vụ mất thông tin tài khoản thẻ chỉ được phát hiện khi chủ thẻ đã bị mất tiền và kiểm tra lại ở ngân hàng. Một số trường hợp, tội phạm còn làm được cả thẻ ATM giả và tiến hành giao dịch ở nhiều nơi.
Đối với giao dịch trực tuyến tại Mỹ, kẻ gian thường ăn cắp mật khẩu phổ biến bằng cách mở ra các trang web, trong đó có bán hàng trực tuyến nhưng chủ yếu là tổ chức các trò chơi có thưởng. Để có thể tham gia, khách hàng phải điền đầy đủ thông tin và nạp khoản tiền ban đầu chỉ khoảng 1 vài USD. Từ đó, tội phạm sao chép thông tin trên thẻ, làm thẻ giả và đi giao dịch. Ngoài ra, việc mua bán tại các trang web nhỏ dù cho chủ những trang web không thông đồng với tội phạm, nhưng do bảo mật kém nên khách hàng khi dùng thẻ để mua hàng cũng vẫn bị lấy cắp thông tin.
Nhiều khách mua hàng trực tuyến sau vài ngày đã giật mình khi thẻ của họ vượt quá hạn mức thấu chi do đã sử dụng tiền ở 1 quốc gia khác dù thời gian đó họ chẳng hề xuất ngoại.
Đối với giao dịch tại các cửa hàng, nhân viên cà thẻ trên một thiết bị khác ngoài máy chấp nhận thẻ (POS) để lấy thông tin khách hàng. Nếu khách không đứng ở quầy sẽ không thể biết họ thực hiện ra sao. Vì vậy, người dùng thẻ cần chú ý tránh thể nhân viên cửa hàng, mang thẻ ATM đi khuất khỏi tầm mắt, bởi chẳng ai biết họ có thể làm gì với những chiếc thẻ của bạn.
Thêm nữa, việc giao dịch tại các cây rút tiền nếu không cẩn thận cũng có thể khiến người dùng mất toàn bộ thông tin một cách dễ dàng. Nhiều tội phạm đã lắp các thiết bị sao chép dữ liệu tại các máy ATM và sau đó làm ra hàng loạt thẻ giả. Vì vậy, rút tiền người dùng cũng cần lưu ý việc che kín khi bấm mã số thẻ, thường xuyên đổi pass và tránh cho người khác mượn dùng.
Hiện nay còn xảy ra trường hợp một số kẻ tội phạm mua lại những chiếc thẻ ATM chính chủ để thực hiện nhiều hành vi phi pháp với giá 0,2- 1 triệu đồng/thẻ. Khi bị phát hiện thì chủ thẻ có thể gặp phải khá nhiều rắc rối và hệ lụy liên quan. Vì vậy, cũng hoàn toàn tránh việc làm thẻ rồi chuyển cho người khác sử dụng hay bán cho những người không quen biết.
Thời gian gần đây, Ngân hàng Nhà nước cũng cảnh báo về trường hợp bán lại thẻ ATM thanh toán quốc tế. Một số đối tượng dùng thủ đoạn dụ dỗ nhiều người dân làm thẻ thanh toán quốc tế tại nhiều ngân hàng ở Việt Nam rồi mua lại và mang ra nước ngoài sử dụng vào các mục đích lừa đảo, rút tiền mặt tại nước ngoài hay chuyển tiền từ tài khoản của người bị hại.
Dịp cuối năm khi các giao dịch qua ATM tăng cao là thời điểm những kẻ tội phạm hoạt động mạnh hơn bình thường, vì vậy mỗi người cũng cần tự lưu ý để bảo vệ cho bản thân. Bởi việc mất tiền qua thẻ ATM tại Việt Nam nếu do lỗi khách hàng làm mất thông tin thì gần như sẽ không được đền bù.
Vĩ Thanh - Songmoi.vn