Sự khác biệt giữa địa chỉ Private và Public IP

DDos

VIP Members
22/10/2013
524
2.191 bài viết
Sự khác biệt giữa địa chỉ Private và Public IP
Địa chỉ IP thường có hai loại Public và Private. Nếu bạn chưa biết sự khác biệt giữa chúng thì bạn nên đọc bài viết này.. :p

+ Địa chỉ Public IP được gán tới mỗi máy tính mà nó kết nối tới Internet và địa chỉ đó là duy nhất. Trong trường hợp này, không có sự tồn tại của hai máy tính với cùng một địa chỉ IP trên tất cả mạng Internet. Cơ chế này của địa chỉ IP giúp có máy tính này có thể tìm thấy máy tính khác và trao đổi thông tin. Người sử dụng sẽ không kiểm soát địa chỉ public IP mà được gán tới mỗi máy tính. Địa chỉ public IP được gán tới mối máy tính bởi nhà cung cấp dịch vụ Internet.

Một địa chỉ public IP có thể là "động" (dynamic) hoặc "tĩnh" (static). Một địa chỉ public IP tĩnh không thay đổi và chủ yêu được sử dụng để lưu trữ các trang web hoặc dịch vụ trên Internet. Mặt khác, địa chỉ public IP động được thay đổi mỗi lần khi kết nối tới Internet. Hầu hết người sử dụng Internet sẽ chỉ có một địa chỉ IP động được gán tới máy tính của họ, nó sẽ mất đi khi máy tính bị mất kết nối từ Internet. Do đó, khi máy tính được kết nối lại tới Internet, nó sẽ nhận được một địa chỉ IP mới.

+ Địa chỉ private IP : Một địa chỉ IP được cân nhắc như là private nếu địa chỉ IP nằm trong một dãy địa chỉ IP dành cho một mạng riêng như mạng LAN. Internet Assigned Numbers Authority (IANA) dành riêng cho ba khối không gian của địa chỉ private IP:

10.0.0.0 – 10.255.255.255 (Total Addresses: 16,777,216)
172.16.0.0 – 172.31.255.255 (Total Addresses: 1,048,576)
192.168.0.0 – 192.168.255.255 (Total Addresses: 65,536)

Địa chỉ private IP được sử dụng cho số máy tính trong một mạng riêng bao gồm mạng gia đình, nhà trường, mạng LAN trong công ty... nó làm cho các máy tính trong mạng này kết nối được với nhau.

Ví dụ, nếu một mạng A gồm 10 máy tính, mỗi máy tính có thể có địa chỉ IP bắt đầu từ 192.168.1.2 đến 192.168.1.11. Không giống như public IP, người quản trị của mạng riêng được tự do gán địa chỉ IP mà anh ta muốn.

Các thiết bị với địa chỉ private IP không kết nối trực tiếp tới Internet. Tương tự, máy tính bên ngoài mạng địa phương cũng không kết nối trực tiếp tới thiết bị với một địa chỉ private IP. Nó là có thể để liên mạng giữa hai mạng riêng với sự giúp đỡ của một router hoặc một thiết bị tương tự mà nó hỗ trợ Network Address Translation.

Nếu mạng riêng được kết nối tới Internet (thông qua một kết nối tới Internet tới nhà cung cấp dịch vụ Internet), sau đó mỗi máy tính sẽ có một địa chỉ private IP cũng như một Public IP. Private IP được sử dụng cho kết nối bên trong mạng còn public IP được sử dụng cho kết nối qua Internet. Rất nhiều người sử dụng Internet với một thiết bị kết nối DSL/ADSL sẽ có cả hai địa chỉ public và private IP.


 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Bên trên