WhiteHat News #ID:3333
VIP Members
-
04/06/2014
-
37
-
446 bài viết
Những vụ lừa đảo nổi bật trên Facebook 2014
Trong vô số các vụ lừa đảo trên Facebook trong năm qua, một số vụ nổi bật không chỉ do số lượng nạn nhân mà còn do phương thức mà những kẻ lừa đảo thường xuyên sử dụng.
Cho đến nay, hình thức lừa đảo phổ biến nhất vẫn là lấy thông tin cá nhân người dùng. Trong một số trường hợp, các vụ lừa đảo sử dụng mã độc có thể lấy cấu hình và gửi thông tin cá nhân của người dùng tới máy chủ của kẻ xấu.
Mục tiêu lừa người dùng tải Trojan
Theo một thống kê trong năm qua, chủ đề được những kẻ lừa đảo sử dụng trong suốt 2014 là những video “nóng”. Phương thức này có thể phát tánTrojan dưới dạng bản cập nhật Flash Player của Adobe.
Kiểu lừa đảo thứ ba là tìm cách lừa đảo thông qua hệ thống quảng cáo của Facebook. Kẻ xấu lợi dụng nền tảng này để đẩy các sản phẩm giá rẻ, bản thiết kế và các sản phẩm giả mạo khác.
Kẻ xấu lợi dụng các vụ scandal
Bạo lực và vui chơi giải trí là cũng chủ đề thường xuyên của các vụ lừa đảo trên Facebook bởi có thể thu hút được một lượng lớn người theo dõi.
Người dùng được khuyến cáo nên thận trọng với các lời mời chào hay hứa hẹn mà chưa được các cơ quan truyền thông có uy tín xác nhận.
Chiến dịch lừa đảo hướng tới các sản phẩm giá trị cao
Nhân dịp các ngày lễ, kẻ gian bắt đầu tạo những trang Facebook để quảng bá những trò xổ số với giải thưởng là các sản phẩm có giá trị cao.
Một ví dụ, kẻ xấu tìm cách lừa người dùng vào “like” các trang đó, comment và chia sẻ với bạn bè về cơ hội giành giải thưởng một chiếc ô tô Audi R8. Một trường hợp khác, giải thưởng được kẻ xấu được đưa ra để dụ người dùng là Tivi 4k Ultra HD của Samsung.
Nếu những trang dạng này có tới hàng trăm ngàn lượt “like” thì giá trị của nó sẽ càng tăng. Mục tiêu cuối cùng ở đây là “câu like” cùng các lời đánh giá cao từ lượng lớn người dùng. Một khi đạt đến số lượng nhất định, chúng sẽ bán các trang này cùng dữ liệu người dùng.
Nguồn: Softpedia
Cho đến nay, hình thức lừa đảo phổ biến nhất vẫn là lấy thông tin cá nhân người dùng. Trong một số trường hợp, các vụ lừa đảo sử dụng mã độc có thể lấy cấu hình và gửi thông tin cá nhân của người dùng tới máy chủ của kẻ xấu.
Mục tiêu lừa người dùng tải Trojan
Theo một thống kê trong năm qua, chủ đề được những kẻ lừa đảo sử dụng trong suốt 2014 là những video “nóng”. Phương thức này có thể phát tánTrojan dưới dạng bản cập nhật Flash Player của Adobe.
Kiểu lừa đảo thứ ba là tìm cách lừa đảo thông qua hệ thống quảng cáo của Facebook. Kẻ xấu lợi dụng nền tảng này để đẩy các sản phẩm giá rẻ, bản thiết kế và các sản phẩm giả mạo khác.
Kẻ xấu lợi dụng các vụ scandal
Bạo lực và vui chơi giải trí là cũng chủ đề thường xuyên của các vụ lừa đảo trên Facebook bởi có thể thu hút được một lượng lớn người theo dõi.
Người dùng được khuyến cáo nên thận trọng với các lời mời chào hay hứa hẹn mà chưa được các cơ quan truyền thông có uy tín xác nhận.
Chiến dịch lừa đảo hướng tới các sản phẩm giá trị cao
Nhân dịp các ngày lễ, kẻ gian bắt đầu tạo những trang Facebook để quảng bá những trò xổ số với giải thưởng là các sản phẩm có giá trị cao.
Một ví dụ, kẻ xấu tìm cách lừa người dùng vào “like” các trang đó, comment và chia sẻ với bạn bè về cơ hội giành giải thưởng một chiếc ô tô Audi R8. Một trường hợp khác, giải thưởng được kẻ xấu được đưa ra để dụ người dùng là Tivi 4k Ultra HD của Samsung.
Nếu những trang dạng này có tới hàng trăm ngàn lượt “like” thì giá trị của nó sẽ càng tăng. Mục tiêu cuối cùng ở đây là “câu like” cùng các lời đánh giá cao từ lượng lớn người dùng. Một khi đạt đến số lượng nhất định, chúng sẽ bán các trang này cùng dữ liệu người dùng.
Nguồn: Softpedia
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: