-
30/08/2016
-
319
-
448 bài viết
Lật tẩy trò tự check Facebook của bạn có bị Hack không?
Thời gian vừa qua trên facebook đã xuất hiện khá nhiều mánh khóe, chiêu trò nhằm tăng sự tương tác một cách nhanh chóng, thu hút lượt thích, follow trang để trục lợi, kinh doanh, đánh vào lòng tin của người đọc. Sau sự kiện “Sự thật về hiện tượng hack Facebook” thì mình xin giải thích về chiêu trò tự kiểm tra xem facebook của chính mình có bị hack hay không đang trở thành một trào lưu, chia sẻ khá phổ biến trên mạng xã hội Facebook.
Bản chất hiện tượng tự check Facebook này là gì?
Như bạn đã biết, ký tự “@” dùng để tag một người khi muốn nhắc đến người đó để nhận thông báo về một sự kiện bạn muốn gây chú ý. Khi bạn bấm ký tự @ thì facebook sẽ hiển thị danh sách bạn bè gợi ý, khi bạn chọn một người bạn, thực chất là bạn đã chọn ID của người đó (mỗi người chỉ có 1 ID định danh duy nhất), và điều bạn chưa được biết đó là “cha đẻ” của facebook có ID là số 4, vì vậy dễ hiểu khi gõ @[4:0] kết quả trả về là Mark Zuckerberg tuy nhiên điều này bạn chỉ thực hiện được trên app Facebook.
3 kết quả đầu tiên không có trong cơ sở dữ liệu, ông chủ Facebook đứng thứ 4, người đồng sáng lập Facebook Chris Hughes nằm ở thứ 5,....
Bạn có thể tự kiểm tra lại bằng cách dùng cú pháp @[ID:0] ví dụ: @[100001207861765:0] (nhớ add friend mình nhá ) ID bạn có thể lấy tại trang: findfacebookid
Chỉ cần vào wall của bạn copy và dán vào nó sẽ trả về kết quả là ID của bạn.
Ta có thể hiểu nó giống như dịch vụ DNS vậy, thay vì mình phải đánh địa chỉ IP để truy cập trang whitehat.vn thì bây giờ bạn dùng ID để tag người dùng, nhưng ID người dùng trong trường hợp ở đây chính là người tạo ra nó nên cũng sẽ có 1 ID đặc biệt.
Tuy nhiên mẹo này chỉ sử dụng được trên app Facebook, để kiểm tra trên trình duyệt bạn có thể dùng
https://www.facebook.com/profile.php?id=ID cũng lấy tại trang findfacebookid. Vì vậy việc bạn gõ @[4:0] kết quả trả trên app Facebook về là Mark Zuckerberg và trên web không trả về Mark Zuckerberg không chứng tỏ tài khoản Facebook của bạn có bị hack hay không.
Mục đích của người đăng những tin giật gân, thu hút, gây sự tò mò cho người đọc, nó sẽ thu hút một lượng thích, chia sẻ, theo dõi để tăng tương tác trên Facebook một cách nhanh chóng, tăng giá trị cho page. Tuy nhiên cũng có một số ít người đọc vì chưa hiểu rõ nên đã chia sẻ cảnh báo đến người bạn của họ, điều này vô tình làm cho hiện tượng này trở nên càng phổ biến.
Cách phòng tránh: nên cảnh giác trước một lượng lớn thông tin tràn lan trên các Mạng xã hội, theo dõi các trang uy tín (whitehat, thehackernews ) để nhận các cảnh bảo cho người dùng, không nên làm theo những hướng dẫn khi chưa biết chính xác mục đích làm gì, nếu cảm thấy nghi ngờ là lừa đảo bạn có thể báo cho cơ quan chức năng, hoặc ban quản trị WhiteHat để xác minh và đưa ra các cảnh báo kịp thời đến người đọc.
Bản chất hiện tượng tự check Facebook này là gì?
Như bạn đã biết, ký tự “@” dùng để tag một người khi muốn nhắc đến người đó để nhận thông báo về một sự kiện bạn muốn gây chú ý. Khi bạn bấm ký tự @ thì facebook sẽ hiển thị danh sách bạn bè gợi ý, khi bạn chọn một người bạn, thực chất là bạn đã chọn ID của người đó (mỗi người chỉ có 1 ID định danh duy nhất), và điều bạn chưa được biết đó là “cha đẻ” của facebook có ID là số 4, vì vậy dễ hiểu khi gõ @[4:0] kết quả trả về là Mark Zuckerberg tuy nhiên điều này bạn chỉ thực hiện được trên app Facebook.
3 kết quả đầu tiên không có trong cơ sở dữ liệu, ông chủ Facebook đứng thứ 4, người đồng sáng lập Facebook Chris Hughes nằm ở thứ 5,....
Bạn có thể tự kiểm tra lại bằng cách dùng cú pháp @[ID:0] ví dụ: @[100001207861765:0] (nhớ add friend mình nhá ) ID bạn có thể lấy tại trang: findfacebookid
Chỉ cần vào wall của bạn copy và dán vào nó sẽ trả về kết quả là ID của bạn.
Ta có thể hiểu nó giống như dịch vụ DNS vậy, thay vì mình phải đánh địa chỉ IP để truy cập trang whitehat.vn thì bây giờ bạn dùng ID để tag người dùng, nhưng ID người dùng trong trường hợp ở đây chính là người tạo ra nó nên cũng sẽ có 1 ID đặc biệt.
Tuy nhiên mẹo này chỉ sử dụng được trên app Facebook, để kiểm tra trên trình duyệt bạn có thể dùng
https://www.facebook.com/profile.php?id=ID cũng lấy tại trang findfacebookid. Vì vậy việc bạn gõ @[4:0] kết quả trả trên app Facebook về là Mark Zuckerberg và trên web không trả về Mark Zuckerberg không chứng tỏ tài khoản Facebook của bạn có bị hack hay không.
Mục đích của người đăng những tin giật gân, thu hút, gây sự tò mò cho người đọc, nó sẽ thu hút một lượng thích, chia sẻ, theo dõi để tăng tương tác trên Facebook một cách nhanh chóng, tăng giá trị cho page. Tuy nhiên cũng có một số ít người đọc vì chưa hiểu rõ nên đã chia sẻ cảnh báo đến người bạn của họ, điều này vô tình làm cho hiện tượng này trở nên càng phổ biến.
Cách phòng tránh: nên cảnh giác trước một lượng lớn thông tin tràn lan trên các Mạng xã hội, theo dõi các trang uy tín (whitehat, thehackernews ) để nhận các cảnh bảo cho người dùng, không nên làm theo những hướng dẫn khi chưa biết chính xác mục đích làm gì, nếu cảm thấy nghi ngờ là lừa đảo bạn có thể báo cho cơ quan chức năng, hoặc ban quản trị WhiteHat để xác minh và đưa ra các cảnh báo kịp thời đến người đọc.
Sugi_b3o - Whitehat.vn
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: