MrQuậy
Well-Known Member
-
24/09/2013
-
178
-
2.221 bài viết
Lần theo từng đoạn chat để bắt tội phạm trên Facebook
Nhiều vụ án lừa đảo được phá nhờ các trinh sát nhẫn nại lần theo các manh mối từ Facebook.
Sau khi lừa đảo qua Facebook thành công, các đối tượng thường vứt sim điện thoại, xóa cuộc trò chuyện trên Facebook cũng như xóa luôn tài khoản Facebook. Vậy manh mối từ đâu để các trinh sát có thể truy bắt, chứng minh tội phạm?
Một trinh sát của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) nhớ lại chuyện lần theo dấu vết tài khoản Facebook có tên là "Lê Anh" trong vụ lừa mua vé giá rẻ chương trình HEC Korea Festival được tổ chức ngày 22.3.2014 tại quân khu 7 (TP.HCM).
Giữa tháng 2.2014, tài khoản "Lê Anh" tung tin bán vé buổi diễn có các ban nhạc Hàn Quốc nổi tiếng như SNSD (Girls' Generation), 2PM, miss A, SISTAR và The Gate.
Tài khoản "Lê Anh" khôn khéo thông qua một người khác mời mọi người mua vé trên facebook với giá rẻ. Nhiều người đã liên lạc với nhân vật trung gian tên D. để nhờ mua vé giùm. Trong đó, có N.T.G đưa cho gần 8 triệu đồng, Q. đưa 2,1 triệu, An đưa 700 nghìn, N. 2 triệu đồng, Duyên 14 triệu đồng... nhờ mua vé.
Đến ngày hẹn giao vé, tài khoản Facebook "Lê Anh" bị đóng, cũng không liên lạc bằng điện thoại được.
Khi các bị hại trình báo với C50, các trinh sát đã sử dụng biện pháp nghiệp vụ, dò thông tin, hình ảnh từ Facebook để tìm ra nhân vật trung gian D. D. sau đó cung cấp toàn bộ nội dung tin nhắn giữa D. và Tuấn Anh (tức chủ nhân tài khoản Facebook "Lê Anh") để phục vụ công tác điều tra.
Qua những tin nhắn này, trinh sát xác định Tuấn Anh có đề cập đến việc nhờ D. rao bán vé xem ca nhạc. Xác định Lê Tuấn Anh có dấu hiệu lừa đảo, C50 lập chuyên án điều tra.
Quá trình điều tra cho thấy các nạn nhân thông qua D. mua vé qua Facebook nhưng khi chuyển tiền lại trả trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của Tuấn Anh.
Ngoài cái tên Facebook là "Lê Anh" thì chưa có ai gặp mặt người này bao giờ. Trong khi ngoài thị trường mua vé này rất khó, có vé bán 5,6 triệu đồng, riêng Tuấn Anh "bán" vé giả chỉ 700 nghìn đồng/vé, nên nhiều người hào hứng đặt mua.
Tìm ra siêu lừa từ 'mặt mờ' trên Facebook
Việc tìm ra Tuấn Anh đã khó, nhưng chứng minh việc Tuấn Anh thực hiện hành vi phạm tội khó hơn. Bởi tài khoản facebook của Tuấn Anh đã xóa không thể tìm lại được.
Một trinh sát kể, xác minh từ tài khoản ngân hàng cho thấy có rất nhiều người đã gửi tiền vào tài khoản của Tuấn Anh. Nội dung gửi tiền là mua vé xem ca nhạc. Từ đây, cơ quan điều tra xác định Tuấn Anh đã lừa đảo bán vé.
Dấu vết từ thông tin trên Facebook cũng đưa các trinh sát về Gia Lai. Nhưng khi trinh sát đến địa phương, Tuấn Anh đã bỏ trốn.
"Lúc ấy, gia đình cũng bao che nên rất khó tìm được Tuấn Anh. Thế nhưng, chỉ với một tấm hình đại diện (avatar) rất mờ trên Facebook, chính các bị hại đã phát hiện ra Tuấn Anh ở 1 địa điểm tại TP.HCM và báo cho cơ quan công an truy bắt", trinh sát nhớ lại.
Khi mời Tuấn Anh về làm việc, toàn bộ cuộc trò chuyện có nội dung mua bán của tài khoản Facebook "Lê Anh" đã bị xóa sạch. Ỷ vào đó, Tuấn Anh luôn chối tội và cho rằng mình không lừa đảo. Nhưng bằng những chứng cứ của cơ quan công an có được, Tuấn Anh đã phải cúi đầu nhận tội.
Những đoạn chat lừa tình
Trao đổi với PV, một lãnh đạo của C50 cho biết có nhiều vụ án lừa đảo xác định được đối tượng cũng nhờ manh mối từ Facebook.
Cụ thể, ngày 26.7.2013, C50 nhận được đơn thư của chị D. (ngụ Hóc Môn, TP.HCM) trình báo về việc bị đối tượng giả danh cán bộ Bộ Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ân "nổ" mình đang ở cùng gia đình tại một khu biệt thự, hiện đang làm công an kinh tế. Những đoạn chat ngon ngọt qua Faebook đã khiến chị D. chấp nhận gặp Ân, rồi bị lừa mất luôn tài sản và "trinh tiết" vào tay Ân.
Lần theo tài khoản của nhân vật Ân "Pham An" trên Facebook, lần theo các dấu vết của tài khoản này trên trang web hẹn hò mà chị D. gặp đối tượng, các trinh sát sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để xác định Ân chính là Trần Quốc Thái (ngụ Hóc Môn, TP.HCM).
Mời Thái về làm việc, lúc đầu Thái cãi bay biến. Nhưng từ những chứng cứ thu thập được, Thái đã nhận tội trước cơ quan điều tra.
Theo C50, Thái đã thực hiện 13 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng một thủ đoạn giống nhau bằng vẻ ngoài điển trai, bảnh bao, cùng những câu chat "ngọt như mía lùi" trên Facebook.
Nhưng chính Thái cũng không ngờ những đoạn chat "tỏ tình" ấy chính là các manh mối để trinh sát lần theo, bắt gọn Thái.
Sau khi lừa đảo qua Facebook thành công, các đối tượng thường vứt sim điện thoại, xóa cuộc trò chuyện trên Facebook cũng như xóa luôn tài khoản Facebook. Vậy manh mối từ đâu để các trinh sát có thể truy bắt, chứng minh tội phạm?
Công an tỉnh Thừa Thiên - Huế bắt 2 sinh viên chuyên hack facebook, lừa 'nạp thẻ điện thoại' cả tỷ đồng. Ảnh: T.Bình
Lần theo Facebook để truy tìm 'siêu lừa'Một trinh sát của Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (C50) nhớ lại chuyện lần theo dấu vết tài khoản Facebook có tên là "Lê Anh" trong vụ lừa mua vé giá rẻ chương trình HEC Korea Festival được tổ chức ngày 22.3.2014 tại quân khu 7 (TP.HCM).
Giữa tháng 2.2014, tài khoản "Lê Anh" tung tin bán vé buổi diễn có các ban nhạc Hàn Quốc nổi tiếng như SNSD (Girls' Generation), 2PM, miss A, SISTAR và The Gate.
Tài khoản "Lê Anh" khôn khéo thông qua một người khác mời mọi người mua vé trên facebook với giá rẻ. Nhiều người đã liên lạc với nhân vật trung gian tên D. để nhờ mua vé giùm. Trong đó, có N.T.G đưa cho gần 8 triệu đồng, Q. đưa 2,1 triệu, An đưa 700 nghìn, N. 2 triệu đồng, Duyên 14 triệu đồng... nhờ mua vé.
Đến ngày hẹn giao vé, tài khoản Facebook "Lê Anh" bị đóng, cũng không liên lạc bằng điện thoại được.
Khi các bị hại trình báo với C50, các trinh sát đã sử dụng biện pháp nghiệp vụ, dò thông tin, hình ảnh từ Facebook để tìm ra nhân vật trung gian D. D. sau đó cung cấp toàn bộ nội dung tin nhắn giữa D. và Tuấn Anh (tức chủ nhân tài khoản Facebook "Lê Anh") để phục vụ công tác điều tra.
Qua những tin nhắn này, trinh sát xác định Tuấn Anh có đề cập đến việc nhờ D. rao bán vé xem ca nhạc. Xác định Lê Tuấn Anh có dấu hiệu lừa đảo, C50 lập chuyên án điều tra.
Quá trình điều tra cho thấy các nạn nhân thông qua D. mua vé qua Facebook nhưng khi chuyển tiền lại trả trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của Tuấn Anh.
Tìm ra siêu lừa từ 'mặt mờ' trên Facebook
Việc tìm ra Tuấn Anh đã khó, nhưng chứng minh việc Tuấn Anh thực hiện hành vi phạm tội khó hơn. Bởi tài khoản facebook của Tuấn Anh đã xóa không thể tìm lại được.
Một trinh sát kể, xác minh từ tài khoản ngân hàng cho thấy có rất nhiều người đã gửi tiền vào tài khoản của Tuấn Anh. Nội dung gửi tiền là mua vé xem ca nhạc. Từ đây, cơ quan điều tra xác định Tuấn Anh đã lừa đảo bán vé.
Dấu vết từ thông tin trên Facebook cũng đưa các trinh sát về Gia Lai. Nhưng khi trinh sát đến địa phương, Tuấn Anh đã bỏ trốn.
"Lúc ấy, gia đình cũng bao che nên rất khó tìm được Tuấn Anh. Thế nhưng, chỉ với một tấm hình đại diện (avatar) rất mờ trên Facebook, chính các bị hại đã phát hiện ra Tuấn Anh ở 1 địa điểm tại TP.HCM và báo cho cơ quan công an truy bắt", trinh sát nhớ lại.
Khi mời Tuấn Anh về làm việc, toàn bộ cuộc trò chuyện có nội dung mua bán của tài khoản Facebook "Lê Anh" đã bị xóa sạch. Ỷ vào đó, Tuấn Anh luôn chối tội và cho rằng mình không lừa đảo. Nhưng bằng những chứng cứ của cơ quan công an có được, Tuấn Anh đã phải cúi đầu nhận tội.
Những đoạn chat lừa tình
Trao đổi với PV, một lãnh đạo của C50 cho biết có nhiều vụ án lừa đảo xác định được đối tượng cũng nhờ manh mối từ Facebook.
Cụ thể, ngày 26.7.2013, C50 nhận được đơn thư của chị D. (ngụ Hóc Môn, TP.HCM) trình báo về việc bị đối tượng giả danh cán bộ Bộ Công an lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Một băng nhóm giả công an lừa đảo qua điện thoại bị bắt giữ. Ảnh: Đàm Huy
Chị D. là giáo viên của một trường tiểu học ở Hóc Môn. Tối ngày 23.7.2013, chị D. vào một website hẹn hò để tìm bạn, rồi làm quen với người xưng tên là Ân, có tài khoản Facebook là "Pham An".Ân "nổ" mình đang ở cùng gia đình tại một khu biệt thự, hiện đang làm công an kinh tế. Những đoạn chat ngon ngọt qua Faebook đã khiến chị D. chấp nhận gặp Ân, rồi bị lừa mất luôn tài sản và "trinh tiết" vào tay Ân.
Lần theo tài khoản của nhân vật Ân "Pham An" trên Facebook, lần theo các dấu vết của tài khoản này trên trang web hẹn hò mà chị D. gặp đối tượng, các trinh sát sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để xác định Ân chính là Trần Quốc Thái (ngụ Hóc Môn, TP.HCM).
Mời Thái về làm việc, lúc đầu Thái cãi bay biến. Nhưng từ những chứng cứ thu thập được, Thái đã nhận tội trước cơ quan điều tra.
Theo C50, Thái đã thực hiện 13 vụ lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng một thủ đoạn giống nhau bằng vẻ ngoài điển trai, bảnh bao, cùng những câu chat "ngọt như mía lùi" trên Facebook.
Nhưng chính Thái cũng không ngờ những đoạn chat "tỏ tình" ấy chính là các manh mối để trinh sát lần theo, bắt gọn Thái.
Theo Thanh Niên