-
09/04/2020
-
93
-
611 bài viết
Inside Cyber Warfare - Chương XI: Vai trò của Không gian mạng trong Học thuyết Quân sự (Phần cuối)
Tiếp nối phần 3 của chương XI: Vai trò của Không gian mạng trong Học thuyết Quân sự, chúng ra sẽ đến với phần 4 để tìm hiểu về Học thuyết của Mỹ trên không gian mạng.
Chỉ thị số 3600.1 của Bộ Quốc phòng, Tác chiến Thông tin. Tháng 10 năm 2001
Lộ trình Tác chiến Thông tin của Bộ Quốc phòng. 30 tháng 10 năm 2003
Tác chiến thông tin số JP 3-13. Ngày 13 tháng 2 năm 2006
Vấn đề ai sẽ kiểm soát sứ mệnh tác chiến mạng của Mỹ còn đang được bàn cãi sôi nổi trong những năm qua. Không quân, Lục quân và Hải quân Mỹ đều có các hoạt động trên không gian mạng của riêng họ nhưng tổng chỉ huy tiến hành tác chiến mạng máy tính (CNO) được giao cho Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ (USSTRATCOM) và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) có nhiệm vụ bảo vệ tất cả mạng lưới của quân đội Mỹ.
Sự kết hợp giữa NSA và USSTRATCOM diễn ra ở cấp Bộ Chỉ huy Thành phần Chức năng hỗn hợp (JFCC), cũng được biết đến là Bộ Tư lệnh Thành phần chức năng hỗn hợp - Chiến tranh mạng, mà tư lệnh cũng là giám đốc của NSA. Sau đây là định nghĩa chính thức về Chiến tranh Mạng, như được viết trong Join Publication 3-13 (JP 3-13 - Ấn phẩm liên quân của lục quân, hải quân và không quân):
Việc sử dụng Tác chiến Mạng Máy tính (CNO) với mục đích ngăn không cho đối thủ sử dụng hiệu quả máy tính, hệ thống thông tin và mạng của họ, đồng thời đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các máy tính, hệ thống thông tin và mạng của chúng ta. Các chiến dịch này bao gồm Tấn công Mạng Máy tính (CNA), Khai thác Mạng Máy tính (CNE) và Phòng thủ Mạng Máy tính (CND).
Cần lưu ý là USSTRATCOM không phải là cơ quan chỉ huy duy nhất trong mạng lưới phức tạp này. JP3.13 tiếp tục chỉ ra rằng:
Quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của CDRUSSTRATCOM trong việc điều phối IO (Tác chiến Thông tin) trên AOR và những giới hạn về mặt chức năng không làm giảm vai trò của các chỉ huy trực tiếp tham chiến khác trong việc điều phối, hợp nhất, lập kế hoạch, thực thi và triển khai IO. Những nỗ lực này có thể được điều hướng nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia hoặc quân sự được hợp nhất trong TSCP (Chương trình hợp tác an ninh), định hình môi trường hoạt động nhằm sử dụng lao động tiềm năng trong suốt thời kỳ căng thẳng gia tăng hoặc hỗ trợ các chiến dịch quân sự đặc biệt.
Các nhà hoạch định quân sự đang cố gắng tạo ra học thuyết chiến tranh mạng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất là việc quy kết trách nhiệm và biện pháp răn đe. Mỹ nên phản ứng như thế nào đối với một cuộc tấn công mạng nhằm vào mạng lưới của họ nếu không thể chứng minh một cách rõ ràng trách nhiệm của các bên liên quan? Chính sách răn đe có hiệu quả như thế nào nếu các quốc gia đối lập biết rằng các hoạt động mạng của họ có thể được thực hiện ẩn danh?
Một phạm vi còn mơ hồ khác là chính sách thống trị tên miền lâu nay của Mỹ, về cơ bản nói rằng Mỹ sẽ kiểm soát trên không, trên bộ, trên biển và trên vũ trụ ở cấp độ có thể tự do tiếp cận từng khu vực một, cũng như có khả năng để từ chối việc truy cập đến từng khu vực của mình. Không gian mạng, là một môi trường điện tử toàn cầu, không thể bị thống trị hay kiểm soát bởi bất kỳ ai hay bất kỳ quốc gia nào.
Sau đó có kỳ vọng rằng các Quy tắc tham chiến (ROE) sẽ áp dụng cho chiến tranh mạng. Một số vấn đề xung quanh ROE đã được làm rõ trong một báo cáo gần đây của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia có tiêu đề “Công nghệ, Chính sách, Luật pháp và Đạo đức liên quan đến việc thâu tóm và sử dụng năng lực tấn công mạng của Mỹ”:
Khi thực hiện một cuộc tấn công mạng
Học thuyết Quân sự Mỹ
Các lực lượng vũ trang của Mỹ đã xuất bản nhiều tài liệu về cách thức tiến hành chiến tranh mạng hơn bất kỳ quốc gia nào khác. Trên thực tế, như đã đề cập ở phần đầu của chương này, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa và ở một phạm vi nào đó là Liên bang Nga đã xây dựng học thuyết của riêng họ dựa trên những gì được xuất bản trong các sách hướng dẫn sau:Chỉ thị số 3600.1 của Bộ Quốc phòng, Tác chiến Thông tin. Tháng 10 năm 2001
Lộ trình Tác chiến Thông tin của Bộ Quốc phòng. 30 tháng 10 năm 2003
Tác chiến thông tin số JP 3-13. Ngày 13 tháng 2 năm 2006
Vấn đề ai sẽ kiểm soát sứ mệnh tác chiến mạng của Mỹ còn đang được bàn cãi sôi nổi trong những năm qua. Không quân, Lục quân và Hải quân Mỹ đều có các hoạt động trên không gian mạng của riêng họ nhưng tổng chỉ huy tiến hành tác chiến mạng máy tính (CNO) được giao cho Bộ Chỉ huy Chiến lược Mỹ (USSTRATCOM) và Cơ quan An ninh Quốc gia (NSA) có nhiệm vụ bảo vệ tất cả mạng lưới của quân đội Mỹ.
Sự kết hợp giữa NSA và USSTRATCOM diễn ra ở cấp Bộ Chỉ huy Thành phần Chức năng hỗn hợp (JFCC), cũng được biết đến là Bộ Tư lệnh Thành phần chức năng hỗn hợp - Chiến tranh mạng, mà tư lệnh cũng là giám đốc của NSA. Sau đây là định nghĩa chính thức về Chiến tranh Mạng, như được viết trong Join Publication 3-13 (JP 3-13 - Ấn phẩm liên quân của lục quân, hải quân và không quân):
Việc sử dụng Tác chiến Mạng Máy tính (CNO) với mục đích ngăn không cho đối thủ sử dụng hiệu quả máy tính, hệ thống thông tin và mạng của họ, đồng thời đảm bảo việc sử dụng hiệu quả các máy tính, hệ thống thông tin và mạng của chúng ta. Các chiến dịch này bao gồm Tấn công Mạng Máy tính (CNA), Khai thác Mạng Máy tính (CNE) và Phòng thủ Mạng Máy tính (CND).
Cần lưu ý là USSTRATCOM không phải là cơ quan chỉ huy duy nhất trong mạng lưới phức tạp này. JP3.13 tiếp tục chỉ ra rằng:
Quyền hạn và trách nhiệm cụ thể của CDRUSSTRATCOM trong việc điều phối IO (Tác chiến Thông tin) trên AOR và những giới hạn về mặt chức năng không làm giảm vai trò của các chỉ huy trực tiếp tham chiến khác trong việc điều phối, hợp nhất, lập kế hoạch, thực thi và triển khai IO. Những nỗ lực này có thể được điều hướng nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia hoặc quân sự được hợp nhất trong TSCP (Chương trình hợp tác an ninh), định hình môi trường hoạt động nhằm sử dụng lao động tiềm năng trong suốt thời kỳ căng thẳng gia tăng hoặc hỗ trợ các chiến dịch quân sự đặc biệt.
Dù các thuật ngữ đã được đưa ra và định nghĩa, nhưng một chiến lược đồng nhất về chiến tranh mạng đề cập đến việc khi nào, ở đâu và triển khai như thế nào thì vẫn còn bỏ ngỏ. Lý do là trên thực tế vấn đề này được phân loại là bí mật, mặt khác nó vẫn đang trong quá trình phát triển.Các nhà hoạch định quân sự đang cố gắng tạo ra học thuyết chiến tranh mạng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề, trong đó quan trọng nhất là việc quy kết trách nhiệm và biện pháp răn đe. Mỹ nên phản ứng như thế nào đối với một cuộc tấn công mạng nhằm vào mạng lưới của họ nếu không thể chứng minh một cách rõ ràng trách nhiệm của các bên liên quan? Chính sách răn đe có hiệu quả như thế nào nếu các quốc gia đối lập biết rằng các hoạt động mạng của họ có thể được thực hiện ẩn danh?
Một phạm vi còn mơ hồ khác là chính sách thống trị tên miền lâu nay của Mỹ, về cơ bản nói rằng Mỹ sẽ kiểm soát trên không, trên bộ, trên biển và trên vũ trụ ở cấp độ có thể tự do tiếp cận từng khu vực một, cũng như có khả năng để từ chối việc truy cập đến từng khu vực của mình. Không gian mạng, là một môi trường điện tử toàn cầu, không thể bị thống trị hay kiểm soát bởi bất kỳ ai hay bất kỳ quốc gia nào.
Sau đó có kỳ vọng rằng các Quy tắc tham chiến (ROE) sẽ áp dụng cho chiến tranh mạng. Một số vấn đề xung quanh ROE đã được làm rõ trong một báo cáo gần đây của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia có tiêu đề “Công nghệ, Chính sách, Luật pháp và Đạo đức liên quan đến việc thâu tóm và sử dụng năng lực tấn công mạng của Mỹ”:
Khi thực hiện một cuộc tấn công mạng
- Ở hoàn cảnh nào được phép tiến hành một cuộc tấn công mạng?
- Các tổ chức/thực thể nào có thể là mục tiêu tấn công?
- Một cuộc tấn công mạng nên kéo dài bao lâu?
- Phải thông báo cho ai nếu tiến hành một cuộc tấn công mạng?
- Cấp thẩm quyền nào được phê chuẩn các trường hợp ngoại lệ cho Quy tắc tham chiến hiện hành?
Nguồn: Inside Cyber Warfare
Tác giả: Jeffrey Carr
Tác giả: Jeffrey Carr