Ginny Hà
VIP Members
-
04/06/2014
-
88
-
689 bài viết
Cảnh báo nguy cơ tấn công máy chủ từ xa qua lỗ hổng CVE-2022-29464
Lỗ hổng an ninh CVE-2022-29464 ảnh hưởng rất lớn đến các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở của WSO2 bao gồm API Manager, Identity Server, Enterprise Integrator cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa…
Ngày 1/4/2022, WSO2 đã công bố lỗ hổng an ninh CVE-2022-29464 (WSO2-2021-1738) ảnh hưởng đến các sản phẩm của WSO2 bao gồm WSO2 API Manager, WSO2 Identity Server, WSO2 Enterprise Integrator. Lỗ hổng này có điểm CVSS: 9.8 (nghiêm trọng) cho phép đối tượng tấn công tải tệp tùy ý lên máy chủ từ đó thực thi mã từ xa.
WSO2 cung cấp các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở thường được sử dụng nhiều trong các cơ quan tổ chức có hệ thống thông tin với quy mô lớn như một giải pháp chia sẻ dữ liệu tập trung. Vì vậy theo đánh giá sơ bộ của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin) mức độ ảnh hưởng của lỗ hổng này rất lớn.
Nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin, NCSC khuyến nghị các cơ quan, tổ chức đơn vị kiểm tra, rà soát và xác minh hệ thống thông tin có sử dụng sản phẩm WSO2. Trong trường hợp bị ảnh hưởng, đơn vị cần nâng cấp lên phiên bản mới nhất hoặc thực hiện các biện pháp khắc phục thay thế nhằm giảm thiểu nguy cơ tấn công.
Ngoài ra, cần tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
Ngoài phần mềm nguồn mở WSO2, Microsoft cũng đã phát hành danh sách bản vá trong tháng Tư với 128 lỗ hổng an ninh trong các sản phẩm của hãng. Trong bản phát hành lần này, đặc biệt đáng chú ý có 3 lỗ hổng an ninh mức nghiêm trọng và 4 lỗ hổng mức cao. Cụ thể, các lỗ hổng an ninh có mức ảnh hưởng nghiêm trọng gồm CVE-2022-26809, CVE-2022-24491 và CVE-2022-24497.
Trong số đó, lỗ hổng an ninh CVE-2022-26809 tồn tại trong RPC Runtime Library, ảnh hưởng đến các máy dùng hệ điều hành Windows 7/8.1/10/11 và Windows Server 2008/2012/2016/2019/2022. Lỗ hổng này cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa với đặc quyền cao trên hệ thống bị ảnh hưởng.
Hai lỗ hổng an ninh có mức ảnh hưởng nghiêm trọng khác là CVE-2022-24491 và CVE-2022-24497 tồn tại trong Windows Network File System, cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa với đặc quyền cao.
Các lỗ hổng an ninh có mức ảnh hưởng cao được Cục An toàn thông tin cảnh báo tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gồm: Lỗ hổng CVE-2022-26815 trong Windows DNS Server cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa; Lỗ hổng CVE-2022-26904 trong Windows User Profile Service cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công nâng cao đặc quyền, đáng chú ý là lỗ hổng này đã có mã khai thác công khai trên Internet.
Lỗ hổng an ninh CVE-2022-26919 trong Windows LDAP cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa; và lỗ hổng an ninh CVE-2022-24521 trong Windows Common Log File System Driver cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công nâng cao đặc quyền.
Ngày 1/4/2022, WSO2 đã công bố lỗ hổng an ninh CVE-2022-29464 (WSO2-2021-1738) ảnh hưởng đến các sản phẩm của WSO2 bao gồm WSO2 API Manager, WSO2 Identity Server, WSO2 Enterprise Integrator. Lỗ hổng này có điểm CVSS: 9.8 (nghiêm trọng) cho phép đối tượng tấn công tải tệp tùy ý lên máy chủ từ đó thực thi mã từ xa.
WSO2 cung cấp các sản phẩm phần mềm mã nguồn mở thường được sử dụng nhiều trong các cơ quan tổ chức có hệ thống thông tin với quy mô lớn như một giải pháp chia sẻ dữ liệu tập trung. Vì vậy theo đánh giá sơ bộ của Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC, Cục An toàn thông tin) mức độ ảnh hưởng của lỗ hổng này rất lớn.
Nhằm đảm bảo an toàn thông tin cho hệ thống thông tin, NCSC khuyến nghị các cơ quan, tổ chức đơn vị kiểm tra, rà soát và xác minh hệ thống thông tin có sử dụng sản phẩm WSO2. Trong trường hợp bị ảnh hưởng, đơn vị cần nâng cấp lên phiên bản mới nhất hoặc thực hiện các biện pháp khắc phục thay thế nhằm giảm thiểu nguy cơ tấn công.
Ngoài ra, cần tăng cường giám sát và sẵn sàng phương án xử lý khi phát hiện có dấu hiệu bị khai thác, tấn công mạng; đồng thời thường xuyên theo dõi kênh cảnh báo của các cơ quan chức năng và các tổ chức lớn về an toàn thông tin để phát hiện kịp thời các nguy cơ tấn công mạng.
Ngoài phần mềm nguồn mở WSO2, Microsoft cũng đã phát hành danh sách bản vá trong tháng Tư với 128 lỗ hổng an ninh trong các sản phẩm của hãng. Trong bản phát hành lần này, đặc biệt đáng chú ý có 3 lỗ hổng an ninh mức nghiêm trọng và 4 lỗ hổng mức cao. Cụ thể, các lỗ hổng an ninh có mức ảnh hưởng nghiêm trọng gồm CVE-2022-26809, CVE-2022-24491 và CVE-2022-24497.
Trong số đó, lỗ hổng an ninh CVE-2022-26809 tồn tại trong RPC Runtime Library, ảnh hưởng đến các máy dùng hệ điều hành Windows 7/8.1/10/11 và Windows Server 2008/2012/2016/2019/2022. Lỗ hổng này cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa với đặc quyền cao trên hệ thống bị ảnh hưởng.
Hai lỗ hổng an ninh có mức ảnh hưởng nghiêm trọng khác là CVE-2022-24491 và CVE-2022-24497 tồn tại trong Windows Network File System, cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa với đặc quyền cao.
Các lỗ hổng an ninh có mức ảnh hưởng cao được Cục An toàn thông tin cảnh báo tới các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp gồm: Lỗ hổng CVE-2022-26815 trong Windows DNS Server cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa; Lỗ hổng CVE-2022-26904 trong Windows User Profile Service cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công nâng cao đặc quyền, đáng chú ý là lỗ hổng này đã có mã khai thác công khai trên Internet.
Lỗ hổng an ninh CVE-2022-26919 trong Windows LDAP cho phép đối tượng tấn công thực thi mã từ xa; và lỗ hổng an ninh CVE-2022-24521 trong Windows Common Log File System Driver cho phép đối tượng tấn công thực hiện tấn công nâng cao đặc quyền.
Nguồn: VnEconomy