MrQuậy
Well-Known Member
-
24/09/2013
-
178
-
2.221 bài viết
Quân đội ngày càng tham gia sâu vào chiến tranh mạng
Engadget dẫn nguồn một bài viết trên Defense One cho thấy, quân đội ngày càng tham gia sâu vào các cuộc chiến tranh mạng.
Khái niệm về chiến tranh đã thay đổi rất nhiều theo thời gian. Ở thời đại chúng ta, chiến tranh không chỉ đơn thuần là giết chóc và súng đạn nữa. Sự chiến đấu giữa các lực lượng, các quốc gia diễn ra không chỉ trên chiến trường mà còn trên nhiều lĩnh vực của cuộc sống như kinh tế, chính trị, văn hóa và sẽ thật thiếu sót nếu không kể đến cuộc chiến trên không gian mạng (cyber warface).
Khi mà chúng ta ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Internet, cuộc chiến trên mạng có thể quyết định đến thắng lợi cuối cùng của các bên tham chiến mà không cần phải tốn một viên đạn nào. Hãy tượng tượng xem, một hệ thống tên lửa của một quốc gia bị kẻ thù hack được thì hậu quả sẽ như thế nào?
Chính vì vậy, bên cạnh lực lượng quân đội truyền thống, các quốc gia đã bắt đầu hình thành cho mình các lực lượng đặc biệt cũng chịu sự quản lý của quân đội nhằm tham gia vào các cuộc chiến tranh mạng trong những tình huống cần thiết.
Mỹ là một ví dụ điển hình, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đang xem xét chuyển Cyber Command thành một bộ phận thực sự của quân đội. Lực lượng này sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ các mạng lưới quân sự và tham gia vào các cuộc chiến tranh trên không gian mạng với đối phương. Cyber Command sẽ được phân chia ra từng nhóm nhỏ phụ trách theo dõi các khu vực như Thái Bình Dương, châu Âu, châu Phi, Trung Đông cũng như các nước có sở hữu vũ khí hạt nhân.
Một trong những nhiệm vụ gần đây nhất của Cyber Command là tấn công cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc của lực lượng khủng bố ISIS.
Michael Rogers, chỉ huy của Cyber Command cho biết đơn vị của ông đã sẵn sàng cho việc nâng cấp. Xuất hiện trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện, ông đã có phát biểu thảo luận về tương lai của lực lượng non trẻ Cyber Mission Force và những nhiệm vụ mới của nó dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Theo Vnreview
Khi mà chúng ta ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào Internet, cuộc chiến trên mạng có thể quyết định đến thắng lợi cuối cùng của các bên tham chiến mà không cần phải tốn một viên đạn nào. Hãy tượng tượng xem, một hệ thống tên lửa của một quốc gia bị kẻ thù hack được thì hậu quả sẽ như thế nào?
Chính vì vậy, bên cạnh lực lượng quân đội truyền thống, các quốc gia đã bắt đầu hình thành cho mình các lực lượng đặc biệt cũng chịu sự quản lý của quân đội nhằm tham gia vào các cuộc chiến tranh mạng trong những tình huống cần thiết.
Mỹ là một ví dụ điển hình, Bộ trưởng Quốc phòng Ash Carter đang xem xét chuyển Cyber Command thành một bộ phận thực sự của quân đội. Lực lượng này sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ các mạng lưới quân sự và tham gia vào các cuộc chiến tranh trên không gian mạng với đối phương. Cyber Command sẽ được phân chia ra từng nhóm nhỏ phụ trách theo dõi các khu vực như Thái Bình Dương, châu Âu, châu Phi, Trung Đông cũng như các nước có sở hữu vũ khí hạt nhân.
Một trong những nhiệm vụ gần đây nhất của Cyber Command là tấn công cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc của lực lượng khủng bố ISIS.
Michael Rogers, chỉ huy của Cyber Command cho biết đơn vị của ông đã sẵn sàng cho việc nâng cấp. Xuất hiện trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện, ông đã có phát biểu thảo luận về tương lai của lực lượng non trẻ Cyber Mission Force và những nhiệm vụ mới của nó dưới sự chỉ huy trực tiếp của Bộ Quốc phòng Mỹ.
Theo Vnreview