Phát hiện thiết bị đánh cắp mật khẩu thẻ ATM tại TP.HCM?

MrQuậy

Well-Known Member
24/09/2013
178
2.221 bài viết
Phát hiện thiết bị đánh cắp mật khẩu thẻ ATM tại TP.HCM?
Một cây ATM được cho là bị gắn thiết bị đánh cắp mật khẩu (mã PIN) vừa bị phát hiện tại TP.HCM.

Cụ thể, vào tối hôm qua (20/01), một người dân sống tại TP.HCM đi rút tiền tại một cây ATM đặt tại đường Phạm Ngũ Lão, Quận 1 thì phát hiện một thiết bị lạ đặt tại nắp đậy phía trên phần bàn phím nhập mã PIN. Lo lắng về việc bị đánh cắp thông tin từ thẻ ATM, anh đã dừng ngay việc rút tiền lại, chụp ảnh lại toàn bộ sự việc và đăng tải thông tin lên Facebook để cảnh báo mọi người.
1619103.jpg



1619115.jpg


Chúng tôi đã liên hệ với người này và được biết anh đang hoang mang không rõ thiết bị lạ kia là của ngân hàng hay hacker gắn vào. Anh đã đặt thiết bị lại vào vị trí ban đầu và báo cho lực lượng công an gần nhất xử lý.

Qua những bức ảnh phía trên, có thể thấy thiết bị khả nghi trên được cấu tạo từ một bảng mạch rất sơ sài, chắp vá, cấp nguồn bởi một viên pin điện thoại và lắp sẵn một chiếc thẻ nhớ (chi tiết màu cam trên bảng mạch). Theo nhận định của chúng tôi, đây nhiều khả năng là loại thiết bị skimming chuyên ghi lại thao tác bấm phím (key logger) nhằm đánh cắp mã PIN của người dùng và sẽ có thêm 1 thiết bị nữa gắn đè lên khe cắm thẻ của máy ATM để đánh cắp thông tin thẻ. Kết hợp những dữ liệu đánh cắp được, tội phạm sẽ tạo ra những thẻ ATM giả với thông tin hoàn toàn hợp lệ sau đó tiến hành rút sạch tiền của người bị hại.

VnReview.vn cũng đã liên hệ với ngân hàng quản lý cây ATM bị gắn thiết bị lạ, chúng tôi sẽ thông tin thêm tới bạn đọc khi có kết quả cụ thể.

Một vài cách thức ATM skimming khác là kẻ gian sử dụng bàn phím giả để ghi lại mã PIN. Chiếc bàn phím giả này được thiết kế tương tự với bàn phím của máy ATM và được lắp đè lên, phủ lên trên bàn phím ATM. Nếu thấy các phím bấm của bàn phím ATM nhô ra một cách bất thường, hay màu sắc của chúng không đồng nhất, rất có thể máy đó đã bị lắp bàn phím giả.
1619139.jpg



Khi thực hiện giao dịch tại các cây ATM, người dùng cần quan sát kĩ để phát hiện các dấu hiệu bất thường như có vệt băng dính hai mặt tại đầu đọc thẻ, các khu vực có thể nhìn thấy bàn phím và xung quanh máy; Các thiết bị như đầu đọc, bàn phím; Các miếng kim loại quanh máy gắn tạm bợ, không được chắc chắn, liền mạch... Hãy luôn chú ý tới những thứ được gắn trên máy ATM hoặc ở gần đấy. Một lỗ nhỏ hay một miếng băng dính dán ở đâu đó có thể dùng để che giấu một chiếc camera siêu nhỏ nhằm soi trộm mã PIN của bạn. Thậm chí camera còn có thể được giấu trong hộp đựng tờ rơi gần đó. Nếu phát hiện ra các dấu hiệu bất thường trên, cần gọi cho hotline/Dịch vụ khách hàng 24/7 của ngân hàng để thông báo và được tư vấn.

Khi thực hiện giao dịch, nếu phát hiện dấu hiệu thẻ có thể bị kẹt, khó nhét vào khe đọc thẻ không nên cố gắng cho thẻ vào đầu đọc của máy ATM. Khi thực hiện yêu cầu nhập PIN, lấy tay còn lại, ví, giấy… đủ rộng, hạ sát tay nhập trên bàn phím để che kín, tránh bị quay trộm thông tin PIN. Giữ khoảng cách, không để người khác đứng sau có thể nhìn thấy thao tác bàn tay mình trên bàn phím. Nếu nghi ngờ mật khẩu hoặc mã PIN đã bị xâm nhập, cần thay đổi mật khẩu ngay lập tức.

Bên cạnh đó, người dùng nên sử dụng dịch vụ SMS banking với chức năng thông báo dao động tài khoản tự động nhằm kiểm soát tài khoản thường xuyên, khi phát hiện giao dịch bất thường trong tài khoản cần thông báo ngay cho ngân hàng.

Theo Vnreview
 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Nếu dùng thẻ từ ATM thì sẽ dễ bị giả mạo thẻ. Còn dùng thẻ chip ATM thì an toàn hơn vì thông tin lưu trên chip được mã hóa theo tiêu chuẩn nghiêm ngặt, do đó khó bị giả mạo.
 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Comment
Bên trên