-
09/04/2020
-
95
-
793 bài viết
Lừa đảo mùa du lịch lên tầm cao mới: Tinh vi, bài bản và đầu tư chuyên nghiệp hơn
Trong mùa cao điểm du lịch hè, các chiêu trò lừa đảo mạo danh doanh nghiệp uy tín đang gia tăng trở lại với mức độ tinh vi và bài bản hơn nhiều so với trước. Không còn chỉ dừng lại ở việc giả mạo thông tin sơ sài, các đối tượng lừa đảo hiện nay đã đầu tư chuyên nghiệp, từ việc xây dựng kịch bản lừa đảo chặt chẽ đến việc sao chép toàn bộ nội dung, hình ảnh, dịch vụ và quy trình hoạt động hợp pháp của các doanh nghiệp thật.
Giờ đây, các nhóm lừa đảo có thể chiếm đoạt fanpage Facebook đã được xác minh (tick xanh) hoặc tạo lập fanpage giả mạo có giao diện giống hệt doanh nghiệp thật. Chúng đẩy mạnh đầu tư vào chạy quảng cáo, tối ưu SEO, đưa các trang web và fanpage lừa đảo lên top đầu kết quả tìm kiếm Google, khiến người dùng khó phân biệt thật - giả.
Ngay cả tick xanh - dấu hiệu nhận biết thương hiệu hợp pháp và uy tín cũng bị nhóm lừa đảo đánh cắp
Để tăng mức độ tin cậy, chúng còn xóa sạch các tương tác tiêu cực, bơm tương tác ảo và duy trì lịch đăng bài đều đặn với nội dung chuyên nghiệp, thông tin liên hệ đầy đủ. Tổng thể tạo ra hình ảnh một doanh nghiệp du lịch đang hoạt động hợp pháp, thậm chí còn "lật mặt" đăng bài, đi tố cáo các doanh nghiệp thật là "lừa đảo", từ đó dễ dàng đánh lừa người dùng và chiếm đoạt tiền bạc một cách tinh vi.
Một nạn nhân chuẩn bị sập bẫy khi trao đổi và truy cập vào link giả mạo - Ảnh: Dung Kachi
Đáng lo ngại hơn, kể cả những người dùng có nhận thức về an ninh mạng, cẩn trọng trong kiểm tra thông tin, đối chiếu tính minh bạch và uy tín của doanh nghiệp cũng có thể trở thành nạn nhân.
Data về hoạt động của doanh nghiệp bị nhóm lừa đảo đánh cắp, sau đó gửi cho nạn nhân một cách chuyên nghiệp
Chỉ đến khi xảy ra các tình huống bất thường, nạn nhân mới bắt đầu hoảng loạn:
Giờ đây, các nhóm lừa đảo có thể chiếm đoạt fanpage Facebook đã được xác minh (tick xanh) hoặc tạo lập fanpage giả mạo có giao diện giống hệt doanh nghiệp thật. Chúng đẩy mạnh đầu tư vào chạy quảng cáo, tối ưu SEO, đưa các trang web và fanpage lừa đảo lên top đầu kết quả tìm kiếm Google, khiến người dùng khó phân biệt thật - giả.
Ngay cả tick xanh - dấu hiệu nhận biết thương hiệu hợp pháp và uy tín cũng bị nhóm lừa đảo đánh cắp
Để tăng mức độ tin cậy, chúng còn xóa sạch các tương tác tiêu cực, bơm tương tác ảo và duy trì lịch đăng bài đều đặn với nội dung chuyên nghiệp, thông tin liên hệ đầy đủ. Tổng thể tạo ra hình ảnh một doanh nghiệp du lịch đang hoạt động hợp pháp, thậm chí còn "lật mặt" đăng bài, đi tố cáo các doanh nghiệp thật là "lừa đảo", từ đó dễ dàng đánh lừa người dùng và chiếm đoạt tiền bạc một cách tinh vi.
Một nạn nhân chuẩn bị sập bẫy khi trao đổi và truy cập vào link giả mạo - Ảnh: Dung Kachi
Hậu quả nghiêm trọng: Thiệt hại nặng nề, đánh mất niềm tin
Tâm lý chủ quan và sự tin tưởng vào hình thức chuyên nghiệp của các kênh giả mạo khiến nhiều người dùng dễ dàng đặt phòng khách sạn, tour du lịch hoặc các gói combo giá hấp dẫn mà không mảy may nghi ngờ. Kịch bản lừa đảo được xây dựng bài bản, tinh vi đến mức ngay cả sau khi chuyển khoản thành công, nhiều nạn nhân vẫn chưa nhận ra mình đã rơi vào bẫy.Đáng lo ngại hơn, kể cả những người dùng có nhận thức về an ninh mạng, cẩn trọng trong kiểm tra thông tin, đối chiếu tính minh bạch và uy tín của doanh nghiệp cũng có thể trở thành nạn nhân.
Data về hoạt động của doanh nghiệp bị nhóm lừa đảo đánh cắp, sau đó gửi cho nạn nhân một cách chuyên nghiệp
Chỉ đến khi xảy ra các tình huống bất thường, nạn nhân mới bắt đầu hoảng loạn:
- Trong một số trường hợp, sau khi chuyển khoản cọc nhầm, nạn nhân được hướng dẫn “hoàn tiền” qua các bước tưởng chừng hợp lý như kết bạn Facebook/Zalo, truy cập đường link hoặc làm theo hướng dẫn nhận tiền qua ví điện tử (MoMo, VNPay, ZaloPay...). Tuy nhiên, chỉ cần nhấn vào các đường link giả mạo, tiền trong tài khoản sẽ bị đánh cắp ngay lập tức. Thiệt hại lúc này có thể lên tới hàng chục, hàng trăm triệu đồng, thậm chí hàng tỷ đồng.
- Ở các trường hợp khác, sau khi thanh toán, nạn nhân không nhận được bất kỳ phản hồi nào, bị đối tượng chặn liên lạc, xóa lịch sử trò chuyện. Mãi đến khi đến nơi nhận phòng khách sạn, vé máy bay hoặc combo du lịch như đã đặt, họ mới tá hỏa nhận ra mình đã bị lừa.
Nâng cấp thủ đoạn, bất chấp mọi chiêu trò
Các hình thức lừa đảo này không phải là mới. Trước đây, nhiều vụ việc giả mạo ngân hàng, thương hiệu lớn đã từng xảy ra. Tuy nhiên, điểm khác biệt hiện nay là các nhóm lừa đảo đã nâng cấp thủ đoạn bằng cách:- Đáng cắp dữ liệu thật như menu, bảng giá, hình ảnh, thông tin đặt phòng từ các doanh nghiệp hợp pháp.
- Sử dụng tên miền gần giống với website chính thức để đánh lừa người dùng.
- Lợi dụng uy tín của tick xanh hoặc các thông tin trích dẫn từ bên thứ ba nhằm tăng độ tin cậy.
- Tận dụng tâm lý “ham rẻ”, “săn khuyến mãi” của người dùng trong mùa du lịch để lôi kéo, thúc ép chuyển khoản nhanh.
Giải pháp và khuyến cáo phòng tránh
1. Xác thực kỹ lưỡng trước khi đặt dịch vụ:- Không chỉ dựa vào tick xanh trên Facebook, người dùng cần kiểm tra kỹ đường dẫn website, đối chiếu với nguồn đáng tin cậy như Google Maps, các sàn du lịch chính thức hoặc trang web của cơ quan quản lý nhà nước.
- Gọi điện trực tiếp đến số điện thoại được công bố trên website chính thức để xác nhận thông tin.
- Chỉ nên chuyển khoản đến tài khoản mang tên doanh nghiệp có đăng ký hoạt động tại Việt Nam.
- Tuyệt đối không chuyển tiền vào tài khoản cá nhân, kể cả khi được giới thiệu là đại diện công ty.
- Tìm kiếm phản hồi từ các hội nhóm du lịch uy tín, trang đánh giá có xác minh người dùng.
- Fanpage bị ẩn bình luận, không có phản hồi tiêu cực hoặc có quá nhiều bình luận khen ngợi giống nhau là dấu hiệu nghi vấn.
- Tránh điền thông tin CCCD, tài khoản ngân hàng, email qua các biểu mẫu không rõ nguồn gốc, đặc biệt là các link gửi qua Messenger, Zalo hoặc quảng cáo Facebook.
- Khi phát hiện dấu hiệu lừa đảo, người dùng cần báo cáo với nền tảng mạng xã hội liên quan, cơ quan công an hoặc tố giác tội phạm qua ứng dụng VNeID, tổng đài hỗ trợ của ngân hàng. Đồng thời, bạn hãy chia sẻ cảnh báo, tuyên truyền để giúp cộng đồng nâng cao nhận thức, tránh để người khác tiếp tục trở thành nạn nhân.
- Dưới đây là đường dây nóng để người dân có thể liên lạc trình báo về các hành vi lừa đảo qua mạng:
- Đường dây nóng 113 và trang Facebook của Công an thành phố Hà Nội: https://www.facebook.com/ConganThuDo
- Đường dây nóng Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao: 069.219.4053
- Trang cảnh báo an toàn thông tin Việt Nam: https://canhbao.ncsc.gov.vn
- Đối với người dân tại TP. Hồ Chí Minh: Đường dây nóng 0693187200
WhiteHat
Chỉnh sửa lần cuối: