Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho bảo mật

NgMSon

Well-Known Member
22/03/2017
747
669 bài viết
Doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư cho bảo mật
Tại Việt Nam, cùng với sự phát triển mạnh mẽ ứng dụng CNTT, các cuộc tấn công, xâm nhập trái phép vào hệ thống mạng của các cơ quan nhà nước, các tổ chức, doanh nghiệp để phá hoại hoặc thu thập lấy cắp thông tin ngày càng gia tăng. Theo thống kê từ Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam (VNCERT), hơn 134.000 sự cố an ninh mạng đã xảy ra trong năm 2016 (bao gồm sự cố Phishing, Malware và Deface), tăng gấp bốn lần so với năm trước 2015. VNCERT cũng đồng thời cảnh báo mức độ phát triển và lây lan nhanh chóng của mã độc mã hóa dữ liệu Ransomware trong năm qua.

Cùng nhận định với VNCERT, trong báo cáo tình hình an ninh mạng mới đây, Tập đoàn Công nghệ Bkav cũng ghi nhận rằng năm 2016 vừa qua là năm bùng nổ của ransomware khi mà trung bình 10 email nhận được thì 1,6 email có chứa ransomware. Cũng theo báo cáo này, người dùng Việt Nam đã chịu thiệt hại lên đến 10.400 tỷ đồng, tăng gần 9.000 tỷ đồng so với mức thiệt hại năm 2015.

Tuy nhiên, điều đáng lo ngại là trong khi nguy cơ an ninh mạng ngày càng diễn biến phức tạp và tinh vi nhưng nhiều doanh nghiệp Việt vẫn chưa có ý thức và kiến thức đầy đủ để có thể tự bảo vệ mình. "Các doanh nghiệp, tổ chức hiện mới chỉ chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin để phát triển sản phẩm, đem lại doanh thu, doanh số chứ chưa quan tâm nhiều đến vấn đề về an ninh mạng. Bằng chứng là có rất nhiều các cuộc tấn công xuất hiện trong năm 2016, đặc biệt là đầu năm 2017", ông Bùi Quang Minh, CEO của SecurityBox nhận định.

Cũng theo ông Minh, ở Việt Nam cũng chưa có nhiều đơn vị thực hiện việc đánh giá an ninh mạng toàn diện cho doanh nghiệp. Một bất cập khác là hiện các cá nhân chuyên trách về an ninh mạng trong các doanh nghiệp chưa có trình độ chuyên môn sâu, chưa được đào tạo bài bản, dẫn đến công tác đảm bảo an ninh an toàn thông tin của doanh nghiệp gặp rất nhiều bất cập. Trong khi đó, tội phạm mạng ngày càng tinh vi, với số lượng các cuộc tấn công đang ngày càng gia tăng.

1641706.jpg


Ông Bùi Quang Minh, CEO của SecurityBox

CEO của SecurityBox đưa dẫn chứng thêm về một loạt sự cố đáng chú ý gần đây như tấn công vào hệ thống VietnamAirlines và cụm cảng hàng không Nội Bài, Tân Sơn Nhất, các hệ thống thông tin tương tự VietnamAirlines như hệ thống đảm bảo hạ tầng điện nước; hệ thống quản lý nhà nước có ứng dụng CNTT như hải quan, thuế, tài chính ngân hàng, dịch vụ công điện tử; giao thông vận tải và cấp thoát nước; các hệ thống viễn thông…

Trước những vấn đề đáng báo động trên, việc giám sát an ninh cũng như triển khai các giải pháp bảo mật đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. "Sau các sự cố, các doanh nghiệp, tổ chức đã có sự chuyển biến, quan tâm hơn đến vấn đề bảo mật, an toàn an ninh thông tin. Tuy nhiên về lâu dài, vấn đề quan tâm đến an ninh mạng cần được duy trì thường xuyên, quan tâm đào tạo con người, thuê các tổ chức độc lập để tư vấn bài bản về an toàn an ninh mạng", ông Minh khuyến cáo.

Trong những năm gần đây, SecurityBox đã ứng ụng các phần mềm học máy, trí tuệ nhân tạo trong các phòng thí nghiệm về bảo mật, an ninh mạng. Công ty hiện đang cung cấp dịch vụ đánh giá an ninh hệ thống mạng nội bộ, hạn chế nguy cơ bị hacker kiểm soát hạ tầng mạng (SecurityBox Network); đánh giá an ninh mạng cho website (SecurityBox Website); dịch vụ đánh giá an ninh mạng toàn diện cho doanh nghiệp theo tiêu chuẩn quốc tế (SecurityBox 4enterprise) hay dịch vụ phản ứng nhanh, xử lý khẩn cấp các sự cố về an ninh mạng khi hệ thống bị tấn công (SecuriyBox IR). Các đối tác lớn của công ty có thể kể tới là Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, tập đoàn CMC, MOG… hay các đơn vị nước ngoài Kaspersky, Acunetix, Getdata, Access data, Guidance…
 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
  • Thích
Reactions: TaiKhoanAo
Bên trên