WhiteHat News #ID:0911
VIP Members
-
30/07/2014
-
79
-
711 bài viết
Cuộc chiến của Anonymous tác động thế nào tới IS
Nhóm hacker nổi tiếng thế giới đã phát động chiến tranh mạng chống khủng bố, nhưng một số chuyên gia đang đặt câu hỏi liệu nỗ lực đó có đủ sức làm suy yếu IS.
Ngày 13/11, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tấn công khủng bố Paris. Ngày 16/11, Anonymous tuyên bố sẽ thực hiện cuộc chiến trên Internet "lớn chưa từng có" nhằm quét sạch bóng IS khỏi không gian mạng.
Sau ba ngày, nhóm hacker khét tiếng đã đánh sập gần 9.000 tài khoản Twitter được cho là có liên quan đến IS. Trong khi đó, dịch vụ nhắn tin Telegram - vốn rất được nhóm khủng bố ưa chuộng - cũng mạnh tay khóa 78 kênh tuyên truyền của IS.
Dù gọi Anonymous là kẻ khờ khạo, phiến quân IS cũng bắt đầu tỏ ra lo ngại khi rút lui vào hoạt động trong thế giới ngầm, đưa ra chỉ dẫn để thành viên tránh bị hacker tấn công, hay giả mạo trang OpParis (chiến dịch chống khủng bố của Anonymous) nhằm thu thập thông tin về những người tham gia.
Những diễn biến trên đã khiến nhiều người dùng Internet cảm thấy hả hê và kỳ vọng lớn vào hành động tiếp theo của Anonymous. Có thể nói, sự xuất hiện của Anonymous như một tín hiệu đáng khích lệ giữa luồng thông tin u ám về vụ khủng bố của Paris.
Chiến dịch của nhóm hacker đã phần nào ngáng đường các kế hoạch trực tuyến của phiến quân Nhà nước Hồi giáo. Gần chục nghìn tài khoản trên mạng xã hội bị xóa sổ khiến IS gặp khó khăn trong việc tuyên truyền. Theo Washington Times, một số tài khoản Twitter liên quan đến IS đã than phiền về việc những kẻ ủng hộ IS đang gặp rắc rối trong quá trình lập tài khoản mới (sau khi các tài khoản cũ đã bị đánh sập) do dịch vụ này yêu cầu thành viên phải nhập số điện thoại để xác minh.
Tuy vậy, theo Business Insider, không ít người bắt đầu hoài nghi về cuộc chiến mà Anonymous đang phát động. Giáo sư Gabriella Coleman, tác giả của cuốn sách về hacker và lập trình, nhận định: "Để trả lời câu hỏi liệu chiến dịch của Anonymous có hiệu quả không, trước tiên cần trả lời câu hỏi: Chương trình tuyên truyền online đóng vai trò quan trọng như thế nào trong toàn bộ hoạt động của IS?".
Nói cách khác, có thể Anonymous đang cản trở việc liên lạc của IS nhưng không đủ sức làm suy yếu tổ chức khủng bố này. Chưa kể, Anonymous còn tấn công nhầm cả những tài khoản của người vô tội và họ đã phải lên tiếng xin lỗi.
Đáng ngại hơn, một số chuyên gia nhận định chiến dịch của hacker gây ảnh hưởng đến hoạt động tình báo. DigitaShadow, thủ lĩnh nhóm hacker GhostSec, cho hay tổ chức tình báo của các nước có thể đang âm thầm theo dõi các diễn đàn, các tài khoản liên quan đến IS và việc đánh sập chúng có thể làm cắt đứt nguồn tin quan trọng.
Thậm chí, một số thành viên Anonymous như Discordian cũng không ủng hộ chiến dịch vì phá hoại hệ thống liên lạc trực tuyến của IS có khi lại làm hỏng manh mối tình báo giá trị mà đáng lẽ nếu duy trì thì các nhà điều tra có thể lần ra những kẻ khủng bố.
Từ năm 2014, một nguồn tin đã tiết lộ với Mashable rằng tình báo Mỹ đã bí mật đề nghị các dịch vụ như Twitter, Facebook... không đóng cửa tài khoản IS dù chứa nội dung bạo lực và mang tính đe dọa vì muốn theo dõi, tổng hợp và phân tích hành vi của khủng bố trên mạng. IS là tổ chức khủng bố quốc tế đầu tiên hoạt động tích cực trên các mạng xã hội. Chúng liên tục đăng thông điệp, chia sẻ hình ảnh vũ khí, các kế hoạch...
Trong khi đó, chuyên gia an ninh Ken Weston cho rằng việc Anonymous tấn công dồn dập sẽ làm cho IS cảnh giác và thận trọng hơn: "IS sẽ tìm ra cách đối phố, tăng cường mức độ an ninh như mã hóa thông tin và rút vào thế giới ngầm", dẫn đến việc lần ra IS càng trở nên phức tạp hơn.
"Thành tích của Anonymous đến nay mới chỉ là tăng số tài khoản tuyên truyền của IS trên Twitter bị đóng cửa mà thôi", chuyên gia về chống khủng bố J. M. Berger nhấn mạnh.
Nhưng cũng cần nói rõ, Anonymous không tuyên bố sẽ tiêu diệt IS, họ chỉ muốn tiến hành cuộc chiến tranh trên mạng để quét chúng khỏi thế giới online. Nếu thực sự Anonymous có thể phá hủy các kênh tuyên truyền trực tuyến của IS đồng thời không làm ảnh hưởng đến hoạt động tình báo, thì đó đã là một thành tích đáng khen ngợi.
Trước đó, tài khoản chính thức của chiến dịch OpParis cũng nêu một trong các lý do họ tiến hành cuộc chiến số: họ không muốn Pháp không kích và ném bom Syria để trả thù vụ khủng bố ở Paris, bởi nếu làm vậy thì Pháp cũng chẳng khác nhóm khủng bố kia là gây đau thương cho những người vô tội.
Bên cạnh đó, Anonymous có rất nhiều hacker tài năng có thể thâm nhập mạng nội bộ của IS để thu thập thông tin mật về các kế hoạch tấn công, những kẻ chủ mưu... nhưng điều này đòi hỏi kiên nhẫn và không thể mong diễn ra trong một sớm một chiều. Do đó, giới an ninh vẫn tin về lâu dài, chiến dịch của Anonymous sẽ phát huy tác dụng không nhỏ trong toàn bộ cuộc chiến chống IS.
Theo VnExpress
Ngày 13/11, phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đã tấn công khủng bố Paris. Ngày 16/11, Anonymous tuyên bố sẽ thực hiện cuộc chiến trên Internet "lớn chưa từng có" nhằm quét sạch bóng IS khỏi không gian mạng.
Sau ba ngày, nhóm hacker khét tiếng đã đánh sập gần 9.000 tài khoản Twitter được cho là có liên quan đến IS. Trong khi đó, dịch vụ nhắn tin Telegram - vốn rất được nhóm khủng bố ưa chuộng - cũng mạnh tay khóa 78 kênh tuyên truyền của IS.
Dù gọi Anonymous là kẻ khờ khạo, phiến quân IS cũng bắt đầu tỏ ra lo ngại khi rút lui vào hoạt động trong thế giới ngầm, đưa ra chỉ dẫn để thành viên tránh bị hacker tấn công, hay giả mạo trang OpParis (chiến dịch chống khủng bố của Anonymous) nhằm thu thập thông tin về những người tham gia.
Những diễn biến trên đã khiến nhiều người dùng Internet cảm thấy hả hê và kỳ vọng lớn vào hành động tiếp theo của Anonymous. Có thể nói, sự xuất hiện của Anonymous như một tín hiệu đáng khích lệ giữa luồng thông tin u ám về vụ khủng bố của Paris.
Chiến dịch của nhóm hacker đã phần nào ngáng đường các kế hoạch trực tuyến của phiến quân Nhà nước Hồi giáo. Gần chục nghìn tài khoản trên mạng xã hội bị xóa sổ khiến IS gặp khó khăn trong việc tuyên truyền. Theo Washington Times, một số tài khoản Twitter liên quan đến IS đã than phiền về việc những kẻ ủng hộ IS đang gặp rắc rối trong quá trình lập tài khoản mới (sau khi các tài khoản cũ đã bị đánh sập) do dịch vụ này yêu cầu thành viên phải nhập số điện thoại để xác minh.
Tuy vậy, theo Business Insider, không ít người bắt đầu hoài nghi về cuộc chiến mà Anonymous đang phát động. Giáo sư Gabriella Coleman, tác giả của cuốn sách về hacker và lập trình, nhận định: "Để trả lời câu hỏi liệu chiến dịch của Anonymous có hiệu quả không, trước tiên cần trả lời câu hỏi: Chương trình tuyên truyền online đóng vai trò quan trọng như thế nào trong toàn bộ hoạt động của IS?".
Nói cách khác, có thể Anonymous đang cản trở việc liên lạc của IS nhưng không đủ sức làm suy yếu tổ chức khủng bố này. Chưa kể, Anonymous còn tấn công nhầm cả những tài khoản của người vô tội và họ đã phải lên tiếng xin lỗi.
Đáng ngại hơn, một số chuyên gia nhận định chiến dịch của hacker gây ảnh hưởng đến hoạt động tình báo. DigitaShadow, thủ lĩnh nhóm hacker GhostSec, cho hay tổ chức tình báo của các nước có thể đang âm thầm theo dõi các diễn đàn, các tài khoản liên quan đến IS và việc đánh sập chúng có thể làm cắt đứt nguồn tin quan trọng.
Thậm chí, một số thành viên Anonymous như Discordian cũng không ủng hộ chiến dịch vì phá hoại hệ thống liên lạc trực tuyến của IS có khi lại làm hỏng manh mối tình báo giá trị mà đáng lẽ nếu duy trì thì các nhà điều tra có thể lần ra những kẻ khủng bố.
Từ năm 2014, một nguồn tin đã tiết lộ với Mashable rằng tình báo Mỹ đã bí mật đề nghị các dịch vụ như Twitter, Facebook... không đóng cửa tài khoản IS dù chứa nội dung bạo lực và mang tính đe dọa vì muốn theo dõi, tổng hợp và phân tích hành vi của khủng bố trên mạng. IS là tổ chức khủng bố quốc tế đầu tiên hoạt động tích cực trên các mạng xã hội. Chúng liên tục đăng thông điệp, chia sẻ hình ảnh vũ khí, các kế hoạch...
Trong khi đó, chuyên gia an ninh Ken Weston cho rằng việc Anonymous tấn công dồn dập sẽ làm cho IS cảnh giác và thận trọng hơn: "IS sẽ tìm ra cách đối phố, tăng cường mức độ an ninh như mã hóa thông tin và rút vào thế giới ngầm", dẫn đến việc lần ra IS càng trở nên phức tạp hơn.
"Thành tích của Anonymous đến nay mới chỉ là tăng số tài khoản tuyên truyền của IS trên Twitter bị đóng cửa mà thôi", chuyên gia về chống khủng bố J. M. Berger nhấn mạnh.
Nhưng cũng cần nói rõ, Anonymous không tuyên bố sẽ tiêu diệt IS, họ chỉ muốn tiến hành cuộc chiến tranh trên mạng để quét chúng khỏi thế giới online. Nếu thực sự Anonymous có thể phá hủy các kênh tuyên truyền trực tuyến của IS đồng thời không làm ảnh hưởng đến hoạt động tình báo, thì đó đã là một thành tích đáng khen ngợi.
Trước đó, tài khoản chính thức của chiến dịch OpParis cũng nêu một trong các lý do họ tiến hành cuộc chiến số: họ không muốn Pháp không kích và ném bom Syria để trả thù vụ khủng bố ở Paris, bởi nếu làm vậy thì Pháp cũng chẳng khác nhóm khủng bố kia là gây đau thương cho những người vô tội.
Bên cạnh đó, Anonymous có rất nhiều hacker tài năng có thể thâm nhập mạng nội bộ của IS để thu thập thông tin mật về các kế hoạch tấn công, những kẻ chủ mưu... nhưng điều này đòi hỏi kiên nhẫn và không thể mong diễn ra trong một sớm một chiều. Do đó, giới an ninh vẫn tin về lâu dài, chiến dịch của Anonymous sẽ phát huy tác dụng không nhỏ trong toàn bộ cuộc chiến chống IS.
Theo VnExpress