Giới thiệu về mật mã cổ điển (Phần 2 - Mật mã chuyển vị)

WhiteHat Support #ID:658

WhiteHat Support
10/10/2014
8
5 bài viết
Giới thiệu về mật mã cổ điển (Phần 2 - Mật mã chuyển vị)
Mật mã chuyển vị là sự sắp xếp lại các ký tự trong bản rõ đến tạo ra bản mã là một hoán vị của bản rõ.
Với một bản rõ có độ dài nhỏ, việc sử dụng chuyển vị để mã hóa sẽ kém an toàn. Ví dụ một thông điệp gồm 3 ký tự :”now” sẽ chỉ tạo ra tối đa 6 hoán vị, sẽ dễ dàng cho kẻ tấn công tìm ra bản rõ dù không biết quá trình mã hóa.

Tuy nhiên khi độ dài của bản rõ tăng lên thì số cách sắp xếp khả dĩ cũng tăng lên, khiến không thể tìm lại được bản rõ từ bản mã nếu không biết chính xác cách mã hóa.
Một mật mã chuyển vị sơ khai nhất chính là khúc gỗ bí mất (Scytale) của người Sparta có từ thế kỷ thứ 5 trước công nguyên.

Mat-ma-chuyen-vi.png

Scytale là một khúc gỗ có hình dạng và kích thước xác định có quấn quanh bằng một dải da. Người gửi sẽ viết thư theo chiều dài của khúc gỗ rồi sau đó bóc dải da ra, lúc nãy trên dây chỉ là một dãy chữ cái vô nghĩa.
Ví dự như bản rõ là : “Help me I am under attack” và được viết lên dải da như sau.


Mã:
       |   |   |   |   |   |  |
       | H | E | L | P | M |  |
     __| E | I | A | M | U |__|
    |  | N | D | E | R | A |
    |  | T | T | A | C | K |
    |  |   |   |   |   |   |


Ta có bản mã sẽ là HENTEIDTLAEAPMRCMUAK.
Để giải mã thông điệp trên thì người nhận chỉ cần quấn dải da quanh Scytale và đọc được bản rõ.

Thực chất Scytale là việc ta viết bản rõ theo hàng ngang với số cột trên mỗi hàng cố định rồi đọc theo hàng dọc để có được bản mã.

Từ đó ta cũng có một số loại mã hóa chuyển vị khác tương tự bằng cách đọc các cột theo thứ tự khác nhau hay đọc theo đường xoắn ốc.

Sau đây là một bản mã chờ mọi người giải mã.:D

“AIOTCTOUOUNGRTYIGANTNLNO”
 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
  • Thích
Reactions: HNThpc and linh24
Re: Giới thiệu về mật mã cổ điển (Phần 2 - Mật mã chuyển vị)

Hay, nhưng có thể viết rõ thêm về cách thức mã hóa và giải mã của kiểu mã hóa này với!
 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Comment
Re: Giới thiệu về mật mã cổ điển (Phần 2 - Mật mã chuyển vị)

mrduke;18231 đã viết:
Hay, nhưng có thể viết rõ thêm về cách thức mã hóa và giải mã của kiểu mã hóa này với!
Mật mã Scytale: Vào thế kỉ thứ 4 trước công nguyên, một thiết bị tên là Scytale được sử dụng để mã hóa các bản tin của quân đội và chính phủ Spartan. Thiết bị bao gồm một trụ gỗ với một dải giấy cuộn quanh nó. Khi giấy được bỏ đi, nó đơn giản chỉ là một dãy các chữ cái hỗn độn, nhưng trong khi cuốn xung quanh trụ gỗ, bản tin sẽ trở nên rõ ràng. Scytale lấy ý tưởng từ mã hóa rail fence và mở rộng nó bằng cách sử dụng một khóa có độ dài xác định để hỗ trợ việc che giấu bản tin.
Ví dụ văn bản gốc là When drinking water, remember its source, độ dài là 34, ta chọn độ dài khóa là 4. Chia bản tin độ dài 34 ra các khóa độ dài 4, ta được 8 còn dư 2. Do đó ta làm tròn độ dài mỗi hàng của Scytale lên 9 và thêm vào bản tin 2 chữ cái Z.
W
H
E
N
D
R
I
N
K
I
N
G
W
A
T
E
R
R
E
M
E
M
B
E
R
I
T
S
S
O
U
R
C
E
Z
Z

Bảng 2.1 : Mã hóa Scytale
Bằng cách sắp xếp các chữ cái theo từng cột từ trái qua phải ta thu được : WIESHNMSEGEONWMUDABRRTECIERENRIZKRTZ.
Để giải mã, ta biết rằng kích thước của khóa là 4, do đó ta viết 4 chữ cái đầu tiên từ trên xuống dưới rồi đến 4 chữ cái tiếp theo. Đọc các chữ cái và bỏ đi các chữ cái cuối cùng ta sẽ nhận được bản tin gốc.
Điều không thuận lợi cho phương pháp này là với những bản tin nhỏ, văn bản mã hóa có thể dễ dàng bị phát hiện bằng cách thử các giá trị khóa khác nhau. Mã Rail fence không có tính thực tế cao, do việc thiết kế đơn giản và bất kỳ người nào cũng có thể bẻ gãy. Ngược lại mã Scytale thực tế lại rất hữu dụng cho việc đưa những bản tin nhanh cần thiết để giải mã bằng tay. Vấn đề chính của cả hai loại mã này là các chữ cái không thay đổi, do đó đếm tần suất xuất hiện của các chữ cái có thể giúp khôi phục bản tin gốc.
 
Comment
Chào a chị hiện tai e dang làm một đề tài về mật mã Scytale, a/c nào có hiểu biết về đề tài này không hoặc có tài liệu của mật mã này cho e xin ah,E xin chân thành cám ơn>
 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Comment
mọi người cho em hỏi bản rõ của bản mã trên là gì được không ạ. Em thử mọi hệ số hàng rồi chưa tìm ra. Em cảm ơn
 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Comment
mọi người cho em hỏi bản rõ của bản mã trên là gì được không ạ. Em thử mọi hệ số hàng rồi chưa tìm ra. Em cảm ơn
when you drinking water remember it's source zz
 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Comment
E xin trả lời ô chữ này là: Congratulationnn you got it {6}
 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
  • Thích
Reactions: longh9
Comment
Bên trên