-
06/07/2013
-
797
-
1.308 bài viết
Những cách giúp tăng cường bảo mật smartphone
1. Sử dụng Lock screen
Hiện tại, để bảo mật smartphone, bạn có thể sử dụng mã PIN, mật khẩu hoặc hình vẽ (pattern) để ngăn chặn các truy cập trái phép, thậm chí một số dòng điện thoại đời mới còn tích hợp thêm vân tay và máy quét mống mắt.
Để kích hoạt, bạn hãy truy cập vào Settings (cài đặt) > Lock screen & Password (màn hình khóa và mật khẩu) > Set Screen lock (thiết lập màn hình khóa) và lựa chọn kiểu khóa phù hợp. Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.
2. Khóa SIM
Việc sử dụng Lock screen khá hữu ích nhưng sẽ không ngăn được việc kẻ gian tháo SIM ra khỏi điện thoại và sử dụng nó trên điện thoại khác. Để ngăn chặn điều này xảy ra, bạn có thể kích hoạt tính năng khóa thẻ SIM bằng cách truy cập vào Settings (cài đặt) > Additional settings (cài đặt bổ sung) > Privacy (riêng tư), chọn SIM cần khóa và kích hoạt tùy chọn Lock SIM card (khóa thẻ SIM), nhập mã PIN bảo vệ tương ứng. Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.
3. Bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm
Để tránh việc kẻ gian tháo thẻ nhớ và đánh cắp dữ liệu quan trọng, bạn hãy cài đặt thêm các ứng dụng bảo vệ trên Google Play như Gallery Vault (https://goo.gl/40qval) hoặc Keep Safe (https://goo.gl/TrB9FN).
Nếu là lần đầu tiên sử dụng, bạn cần phải đặt mật khẩu truy cập ứng dụng bằng hình vẽ (pattern) hoặc mã PIN. Để bảo vệ các tập tin quan trọng, bạn bấm vào biểu tượng dấu cộng ở góc phải bên dưới và chọn Add files hoặc truy cập trực tiếp vào các thư mục có sẵn và thực hiện tương tự. Ứng dụng sẽ tự động mã hóa và ẩn các tập tin, hình ảnh quan trọng khỏi thư viện. Khi bấm vào biểu tượng ba chấm ở bên cạnh mỗi thư mục, bạn có thể đổi tên, đặt ảnh bìa hoặc thiết lập thêm một lớp mật khẩu.
4. Hạn chế sử dụng Wi-Fi công cộng
Wi-Fi công cộng phần nhiều sẽ không có mật khẩu và ai cũng có thể truy cập, điều này đồng nghĩa với việc tội phạm mạng sẽ có nhiều cơ hội để tấn công và đánh cắp dữ liệu cá nhân của bạn, đơn cử như tài khoản ngân hàng, mật khẩu, đọc lén nội dung tin nhắn…
Đa phần Wi-Fi tại sân bay hoặc các quán cà phê thường sẽ không được mã hóa, do đó, người khác có thể biết được các trang web mà bạn đang truy cập bằng các công cụ đơn giản như Firesheep hay Wireshark. Để hạn chế tình trạng trên, người dùng hãy cài thêm các ứng dụng Opera VPN (https://goo.gl/Os2lXQ) để mã hóa lưu lượng và ẩn giấu thông tin cá nhân.
5. Tắt Bluetooth khi không sử dụng
Bluetooth có phạm vi kết nối tương đối thấp (khoảng 10 mét), tuy nhiên tội phạm mạng vẫn có rất nhiều cách để tấn công smartphone. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã tắt Bluetooth khi không sử dụng, đồng thời truy cập vàoSettings (cài đặt) > Bluetooth và vô hiệu hóa tùy chọn Discoverable (hiện thiết bị với thiết bị khác).
6. Hạn chế cài đặt các ứng dụng bên ngoài Google Play và App Store
Nghiên cứu cho thấy người dùng thường cài đặt 12 ứng dụng Android/tháng nhưng chỉ xóa đi 10 ứng dụng. Thêm vào đó, chỉ có khoảng 55% người dùng thường xuyên làm mới và sửa đổi nội dung, xóa bớt các dữ liệu ít sử dụng. Việc cài đặt các ứng dụng bên ngoài Google Play thường khiến người dùng dễ gặp rủi ro và bị tấn công, bởi ứng dụng có thể bị tội phạm mạng tải về và sửa đổi, chèn mã độc… sau đó mở "cửa hậu" và đánh cắp dữ liệu trên smartphone.
Để hạn chế, bạn hãy truy cập vào Settings (cài đặt) > Additional settings (cài đặt bổ sung) > Privacy (riêng tư) và vô hiệu hóa tùy chọn Unknow sources (không rõ nguồn gốc). Lưu ý, đối với một số dòng máy khác, người dùng cần phải vào Settings (cài đặt) > Security (bảo mật) > Unknow sources (không rõ nguồn gốc).
7. Cài đặt phần mềm chống virus
Android hiện đang chiếm khoảng 90% thị phần di động và trở thành miếng mồi béo bở của tin tặc. Mặc dù vậy, đa số người dùng smartphone hiện nay đều chưa biết tự bảo vệ mình trước những mối đe dọa.
8. Xóa dữ liệu từ xa
Nếu chẳng may làm rớt điện thoại hoặc bị người khác lấy cắp, bạn có thể truy cập vào địa chỉhttps://myaccount.google.com/, đăng nhập bằng tài khoản Google tương ứng. Tiếp theo, bạn hãy kéo xuống cuối trang và tìm đến mục Tìm điện thoại của bạn, sau đó nhấn vào chiếc smartphone đã bị mất.
Lúc này, Google sẽ cung cấp cho bạn một số lựa chọn để xác định vị trí hoặc phát âm thanh cảnh báo ngay cả khi thiết bị đã bị tắt tiếng. Nếu khóa thiết bị từ xa, bạn hãy nhấp vào tùy chọn Khóa điện thoại của bạn, sau đó nhập mật khẩu và vài dòng ghi chú cùng số điện thoại để người nhặt được hoặc kẻ gian có thể liên hệ.
Ngoài ra, bạn cũng nên đăng xuất tài khoản Google ra khỏi thiết bị để kẻ gian không thể truy cập. Tất nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng tính năng đổ chuông, định vị, khóa và xóa thông tin trên điện thoại bị mất cắp.
Nhìn chung, trên đây là 8 giải pháp đơn giản giúp bảo mật smartphone và bảo vệ các dữ liệu quan trọng. Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
Hiện tại, để bảo mật smartphone, bạn có thể sử dụng mã PIN, mật khẩu hoặc hình vẽ (pattern) để ngăn chặn các truy cập trái phép, thậm chí một số dòng điện thoại đời mới còn tích hợp thêm vân tay và máy quét mống mắt.
Để kích hoạt, bạn hãy truy cập vào Settings (cài đặt) > Lock screen & Password (màn hình khóa và mật khẩu) > Set Screen lock (thiết lập màn hình khóa) và lựa chọn kiểu khóa phù hợp. Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.
2. Khóa SIM
Việc sử dụng Lock screen khá hữu ích nhưng sẽ không ngăn được việc kẻ gian tháo SIM ra khỏi điện thoại và sử dụng nó trên điện thoại khác. Để ngăn chặn điều này xảy ra, bạn có thể kích hoạt tính năng khóa thẻ SIM bằng cách truy cập vào Settings (cài đặt) > Additional settings (cài đặt bổ sung) > Privacy (riêng tư), chọn SIM cần khóa và kích hoạt tùy chọn Lock SIM card (khóa thẻ SIM), nhập mã PIN bảo vệ tương ứng. Lưu ý, tên và vị trí các tùy chọn có thể thay đổi tùy vào thiết bị bạn đang sử dụng.
3. Bảo vệ các dữ liệu nhạy cảm
Để tránh việc kẻ gian tháo thẻ nhớ và đánh cắp dữ liệu quan trọng, bạn hãy cài đặt thêm các ứng dụng bảo vệ trên Google Play như Gallery Vault (https://goo.gl/40qval) hoặc Keep Safe (https://goo.gl/TrB9FN).
Nếu là lần đầu tiên sử dụng, bạn cần phải đặt mật khẩu truy cập ứng dụng bằng hình vẽ (pattern) hoặc mã PIN. Để bảo vệ các tập tin quan trọng, bạn bấm vào biểu tượng dấu cộng ở góc phải bên dưới và chọn Add files hoặc truy cập trực tiếp vào các thư mục có sẵn và thực hiện tương tự. Ứng dụng sẽ tự động mã hóa và ẩn các tập tin, hình ảnh quan trọng khỏi thư viện. Khi bấm vào biểu tượng ba chấm ở bên cạnh mỗi thư mục, bạn có thể đổi tên, đặt ảnh bìa hoặc thiết lập thêm một lớp mật khẩu.
4. Hạn chế sử dụng Wi-Fi công cộng
Wi-Fi công cộng phần nhiều sẽ không có mật khẩu và ai cũng có thể truy cập, điều này đồng nghĩa với việc tội phạm mạng sẽ có nhiều cơ hội để tấn công và đánh cắp dữ liệu cá nhân của bạn, đơn cử như tài khoản ngân hàng, mật khẩu, đọc lén nội dung tin nhắn…
Đa phần Wi-Fi tại sân bay hoặc các quán cà phê thường sẽ không được mã hóa, do đó, người khác có thể biết được các trang web mà bạn đang truy cập bằng các công cụ đơn giản như Firesheep hay Wireshark. Để hạn chế tình trạng trên, người dùng hãy cài thêm các ứng dụng Opera VPN (https://goo.gl/Os2lXQ) để mã hóa lưu lượng và ẩn giấu thông tin cá nhân.
5. Tắt Bluetooth khi không sử dụng
Bluetooth có phạm vi kết nối tương đối thấp (khoảng 10 mét), tuy nhiên tội phạm mạng vẫn có rất nhiều cách để tấn công smartphone. Do đó, hãy đảm bảo rằng bạn đã tắt Bluetooth khi không sử dụng, đồng thời truy cập vàoSettings (cài đặt) > Bluetooth và vô hiệu hóa tùy chọn Discoverable (hiện thiết bị với thiết bị khác).
6. Hạn chế cài đặt các ứng dụng bên ngoài Google Play và App Store
Nghiên cứu cho thấy người dùng thường cài đặt 12 ứng dụng Android/tháng nhưng chỉ xóa đi 10 ứng dụng. Thêm vào đó, chỉ có khoảng 55% người dùng thường xuyên làm mới và sửa đổi nội dung, xóa bớt các dữ liệu ít sử dụng. Việc cài đặt các ứng dụng bên ngoài Google Play thường khiến người dùng dễ gặp rủi ro và bị tấn công, bởi ứng dụng có thể bị tội phạm mạng tải về và sửa đổi, chèn mã độc… sau đó mở "cửa hậu" và đánh cắp dữ liệu trên smartphone.
Để hạn chế, bạn hãy truy cập vào Settings (cài đặt) > Additional settings (cài đặt bổ sung) > Privacy (riêng tư) và vô hiệu hóa tùy chọn Unknow sources (không rõ nguồn gốc). Lưu ý, đối với một số dòng máy khác, người dùng cần phải vào Settings (cài đặt) > Security (bảo mật) > Unknow sources (không rõ nguồn gốc).
7. Cài đặt phần mềm chống virus
Android hiện đang chiếm khoảng 90% thị phần di động và trở thành miếng mồi béo bở của tin tặc. Mặc dù vậy, đa số người dùng smartphone hiện nay đều chưa biết tự bảo vệ mình trước những mối đe dọa.
8. Xóa dữ liệu từ xa
Nếu chẳng may làm rớt điện thoại hoặc bị người khác lấy cắp, bạn có thể truy cập vào địa chỉhttps://myaccount.google.com/, đăng nhập bằng tài khoản Google tương ứng. Tiếp theo, bạn hãy kéo xuống cuối trang và tìm đến mục Tìm điện thoại của bạn, sau đó nhấn vào chiếc smartphone đã bị mất.
Lúc này, Google sẽ cung cấp cho bạn một số lựa chọn để xác định vị trí hoặc phát âm thanh cảnh báo ngay cả khi thiết bị đã bị tắt tiếng. Nếu khóa thiết bị từ xa, bạn hãy nhấp vào tùy chọn Khóa điện thoại của bạn, sau đó nhập mật khẩu và vài dòng ghi chú cùng số điện thoại để người nhặt được hoặc kẻ gian có thể liên hệ.
Ngoài ra, bạn cũng nên đăng xuất tài khoản Google ra khỏi thiết bị để kẻ gian không thể truy cập. Tất nhiên, bạn vẫn có thể sử dụng tính năng đổ chuông, định vị, khóa và xóa thông tin trên điện thoại bị mất cắp.
Nhìn chung, trên đây là 8 giải pháp đơn giản giúp bảo mật smartphone và bảo vệ các dữ liệu quan trọng. Nếu cảm thấy hữu ích, bạn đừng quên chia sẻ bài viết cho nhiều người cùng biết hoặc để lại bình luận khi gặp rắc rối trong quá trình sử dụng.
VNReview