trec
W-------
-
01/11/2013
-
2
-
25 bài viết
Luật an toàn thông tin số
Luật an toàn thông tin
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
CHƯƠNG I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Luật này quy định về hoạt động an toàn thông tin, bao gồm bảo đảm an toàn thông tin trên mạng; bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng; mật mã và bảo mật thông tin; quản lý tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật an toàn thông tin; nghiên cứu và phát triển, kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin; phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin; quản lý nhà nước về an toàn thông tin; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động an toàn thông tin.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
Luật này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động an toàn thông tin tại Việt Nam.
Điều 3. Áp dụng pháp luật
1. Trường hợp có sự khác nhau giữa quy định của Luật này với quy định của luật khác về hoạt động an toàn thông tin tại Việt Nam thì áp dụng quy định của Luật này.
2. Trường hợp quy định của Luật này khác với quy định của điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì áp dụng quy định của điều ước quốc tế đó.
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. An toàn thông tin là sự bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin tránh bị truy cập, sử dụng, tiết lộ, gián đoạn, sửa đổi hoặc phá hoại trái phép nhằm bảo đảm tính nguyên vẹn, tính bảo mật và tính khả dụng của thông tin.
2. Hệ thống thông tin là tập hợp thiết bị phần cứng, phần mềm và cơ sở dữ liệu được thiết lập phục vụ mục đích tạo lập, cung cấp, truyền đưa, thu thập, xử lý, lưu trữ và trao đổi thông tin.
3. Hệ thống thông tin quan trọng cấp quốc gia là hệ thống thông tin có vai trò, ý nghĩa chính trị, kinh tế, xã hội quan trọng, khi bị phá hoại sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới quốc phòng, an ninh của đất nước, trật tự an toàn xã hội và lợi ích công cộng.
4. Hệ thống thông tin quan trọng cấp bộ, ngành, địa phương là hệ thống thông tin có vai trò, ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển và quản lý của bộ, ngành, địa phương khi bị phá hoại sẽ gây ảnh hưởng tới hoạt động của Bộ, ngành, địa phương, trật tự an toàn xã hội và lợi ích công cộng.
5. Xâm phạm an toàn thông tin là hành vi truy cập, sử dụng, tiết lộ, làm gián đoạn, sửa đổi, làm sai lệch chức năng, phá hoại trái phép thông tin và hệ thống thông tin.
6. Nguy cơ mất an toàn thông tin là những nhân tố bên trong hoặc bên ngoài có khả năng ảnh hưởng tới trạng thái an toàn thông tin.
7. Đánh giá rủi ro an toàn thông tin là việc xác định, phân tích nguy cơ mất an toàn thông tin có thể có và dự báo mức độ, phạm vi ảnh hưởng và khả năng gây thiệt hại khi xảy ra sự cố mất an toàn thông tin.
8. Quản lý rủi ro an toàn thông tin là việc thực hiện đánh giá rủi ro an toàn thông tin, xác định yêu cầu bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin và áp dụng giải pháp phòng, chống, giảm thiểu thiệt hại khi có sự cố mất an toàn thông tin.
9. Mạng là khái niệm chung dùng để chỉ mạng viễn thông cố định, di động, Internet và mạng máy tính.
10. Phần mềm độc hại là phần mềm có khả năng gây ra hoạt động không bình thường cho một phần hay toàn bộ hệ thống thông tin hoặc thực hiện sao chép, sửa đổi, xóa bỏ trái phép thông tin lưu trữ trong hệ thống thông tin.
11. Địa chỉ điện tử là địa chỉ được sử dụng để gửi, nhận thông tin trên mạng.
12. Thông tin cá nhân là thông tin từ đó có thể xác định rõ ràng danh tính, nhân thân của một con người cụ thể.
13. Chủ thể thông tin cá nhân là con người được xác định từ thông tin cá nhân đó.
14. Xử lý thông tin cá nhân là việc thực hiện một hoặc một số thao tác thu thập, biên tập, sử dụng, lưu trữ, cung cấp, chia sẻ, phát tán thông tin cá nhân trên mạng nhằm mục đích thương mại, kinh doanh.
15. Mật mã dân sự là mật mã dùng để bảo vệ thông tin không liên quan đến bí mật nhà nước, phục vụ cho hoạt động dân sự, kinh tế và thương mại.
16. Sản phẩm an toàn thông tin là thiết bị phần cứng, phần mềm an toàn thông tin.
17. Dịch vụ an toàn thông tin là dịch vụ bảo vệ thông tin và hệ thống thông tin cho tổ chức, cá nhân.
18. Chứng cứ điện tử là chứng cứ được lưu giữ dưới dạng điện tử trong máy tính hoặc trong thiết bị phần cứng.
19. Vũ khí thông tin là công nghệ, biện pháp và phương pháp thông tin dự kiến sử dụng trong xung đột thông tin.
20. Xung đột thông tin là xung đột giữa hai hoặc nhiều tổ chức trong và ngoài nước trên mạng với mục đích làm tổn thương hệ thống thông tin, chương trình và nguồn thông tin, cũng như cấu trúc quan trọng thiết yếu và cấu trúc khác; làm tổn hại hệ thống chính trị, kinh tế và xã hội; thực hiện chiến dịch tâm lý chống lại tổ chức trong và ngoài nước làm mất ổn định chính trị, xã hội; ép buộc tổ chức đưa ra quyết định có lợi cho tổ chức khác.
Điều 5. Nguyên tắc bảo đảm an toàn thông tin
1. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin trên mạng. Hoạt động an toàn thông tin của tổ chức, cá nhân phải thúc đẩy phát triển chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên mạng không được xâm phạm an toàn thông tin của tổ chức, cá nhân khác; trường hợp phát hiện hành vi xâm phạm an toàn thông tin hoặc sự cố mất an toàn thông tin, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thông báo kịp thời cho cơ quan chức năng liên quan.
3. Tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm bảo đảm an toàn thông tin đối với thông tin và hệ thống thông tin thuộc thẩm quyền quản lý; chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra và thực hiện các yêu cầu về bảo đảm an toàn thông tin của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
4. Tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động an toàn thông tin có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền và với tổ chức, cá nhân khác trong việc bảo đảm an toàn thông tin trên mạng.
Điều 6. Chính sách của Nhà nước về an toàn thông tin
1. Tập trung nguồn lực nhằm tăng cường khả năng bảo đảm an toàn thông tin, đặc biệt là an toàn thông tin cho hệ thống thông tin quan trọng cấp quốc gia.
2. Ưu tiên đào tạo, phát triển nguồn nhân lực an toàn thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
3. Ưu tiên, khuyến khích nghiên cứu và phát triển, hỗ trợ xuất khẩu, mở rộng thị trường cho sản phẩm, dịch vụ, có cơ chế hỗ trợ áp dụng biện pháp kỹ thuật, công nghệ an toàn thông tin trong nước sản xuất, cung cấp; tạo điều kiện thuận lợi để nhập khẩu sản phẩm, công nghệ hiện đại trong nước chưa có năng lực sản xuất, cung cấp.
4. Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động an toàn thông tin, khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam và nước ngoài tham gia đầu tư, nghiên cứu và phát triển sản phẩm và cung cấp dịch vụ an toàn thông tin.
Điều 7. Hợp tác quốc tế về an toàn thông tin
1. Nguyên tắc hợp tác quốc tế về an toàn thông tin:
a) Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi.
b) Phù hợp với luật pháp quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và bảo đảm an ninh quốc gia.
b) Phù hợp với luật pháp quốc tế và quy định của pháp luật Việt Nam, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và bảo đảm an ninh quốc gia.
2. Nội dung hợp tác quốc tế về an toàn thông tin:
a) Tăng cường hợp tác quốc tế trong nghiên cứu, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ về an toàn thông tin;
b) Mở rộng hợp tác, phối hợp điều tra, ứng cứu sự cố, phòng, chống và cảnh báo hoạt động vi phạm an toàn thông tin trên mạng; phòng, chống tội phạm mạng, lợi dụng mạng để thực hiện hoạt động khủng bố;
c) Tăng cường hợp tác trao đổi, sử dụng thông tin về nguồn gốc, dấu hiệu, ngăn chặn tấn công trên mạng, cảnh báo nguy cơ và thông tin liên quan với cơ quan, tổ chức nước ngoài nhằm mục đích thực thi hoạt động bảo đảm an toàn thông tin trên mạng;
d) Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế khác về an toàn thông tin.
b) Mở rộng hợp tác, phối hợp điều tra, ứng cứu sự cố, phòng, chống và cảnh báo hoạt động vi phạm an toàn thông tin trên mạng; phòng, chống tội phạm mạng, lợi dụng mạng để thực hiện hoạt động khủng bố;
c) Tăng cường hợp tác trao đổi, sử dụng thông tin về nguồn gốc, dấu hiệu, ngăn chặn tấn công trên mạng, cảnh báo nguy cơ và thông tin liên quan với cơ quan, tổ chức nước ngoài nhằm mục đích thực thi hoạt động bảo đảm an toàn thông tin trên mạng;
d) Thực hiện hoạt động hợp tác quốc tế khác về an toàn thông tin.
Điều 8. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Ngăn chặn trái phép việc truyền tải thông tin trên mạng; can thiệp trái phép, gây nguy hại, xóa, thay đổi, sửa chữa, làm sai lệch thông tin trên mạng.
2. Cản trở trái phép, gây ảnh hưởng tới sự hoạt động bình thường của hệ thống thông tin hoặc cản trở trái phép, gây ảnh hưởng tới khả năng truy cập hợp pháp của người sử dụng tới hệ thống thông tin.
3. Tấn công, vô hiệu hóa trái phép làm mất tác dụng của biện pháp bảo vệ an toàn thông tin cho hệ thống thông tin; lợi dụng sơ hở, điểm yếu của hệ thống thông tin để cố ý vượt qua biện pháp kiểm soát truy cập, tấn công, chiếm quyền điều khiển trái phép đối với hệ thống thông tin.
4. Phát tán thư rác, tin nhắn rác, phần mềm độc hại, thiết lập hệ thống thông tin giả mạo, lừa đảo.
5. Lợi dụng mạng để truyền bá thông tin, quan điểm, thực hiện các hành vi gây phương hại đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, lợi ích quốc gia trên mạng; phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân; tuyên truyền chiến tranh xâm lược, khủng bố; gây thù hận, mâu thuẫn giữa các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo và bài ngoại.
6. Lợi dụng mạng để truyền bá trái phép tài liệu, hình ảnh, âm thanh hoặc dạng thông tin khác nhằm kích động bạo lực, dâm ô, đồi trụy, tội ác, tệ nạn xã hội, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong, mỹ tục của dân tộc; bôi nhọ, gây thù hận, xâm hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: