MrQuậy
Well-Known Member
-
24/09/2013
-
178
-
2.221 bài viết
Không một công cụ diệt malware nào hiệu quả nhất
Kết quả thử nghiệm được thực hiện bởi AV-Comparatives với hơn 22 công cụ bảo vệ khác nhau cho thấy không có sản phẩm nào là hiệu quả nhất.
Tổ chức thử nghiệm độc lập AV-Comparatives mới đây vừa chính thức công bố kết quả kiểm tra Real World Protection và File Detection nhằm tìm ra công cụ tốt nhất giúp bảo vệ người dùng khỏi malware.
Được biết hạng mục kiểm tra Real World Protection được thực hiện với hơn 600 mối đe dọa thực tế đến từ các nguồn download, các địa chỉ URL độc hại và các email đính kèm phần mềm độc hại. Trong cuộc thử nghiệm so sánh giữa 22 sản phẩm độc lập với các công cụ bảo vệ của Windows (chỉ có khả năng bảo vệ ở mức 80,4%) cho thấy sản phẩm duy nhất có khả năng bảo vệ đạt mức 100% chính là Trend Micro Titanium Internet Security, dù vẫn còn phát hiện sai 5 trường hợp độc hại.
Qihoo 360 Internet Security và Panda Cloud Free Antivirus là 2 công cụ có khả năng bảo vệ người dùng khỏi phần mềm độc hại đạt 99,5%. Kết quả thử sai cũng cho thấy trong số 2 công cụ bảo vệ này, Qihoo 360 Internet Security không phát hiện sai bất kỳ trường hợp nào, nhưng Panda Cloud Free Antivirus phát hiện sai đến 6 lần.
Chiếm giữ mức 99,3% là công cụ bảo vệ đến từ Kaspersky cũng với số lần phát hiện sai bằng không. Liền sau Kaspersky là Avira và BitDefender với khả năng bảo vệ đạt 99,2% và cả 2 sản phẩm này cũng không phát hiện sai một trường hợp nào. Eset tuy phát hiện sai một trường hợp song vẫn có khả năng bảo vệ người dùng khỏi các phần mềm độc hại lên đến 98,7%.
Đáng chú ý nhất trong bảng kết quả thử nghiệm chính là F-Secure với 66 lần phát hiện sai và khả năng bảo vệ khoảng 97,2%. Công cụ bảo vệ của McAfee cũng không hề kém cạnh khi phát hiện sai 36 trường hợp khiến tỷ lệ bảo vệ người dùng khỏi các phần mềm xấu chỉ còn 94,7%.
Ở mức 85% và không phát hiện sai một trường hợp nào trong cuộc thử nghiệm là Lavasoft và AhnLab. Giữ vị trí cuối bảng là ThreatTrack Vipre với khả năng bảo vệ chỉ đạt 84,4% và số lần phát hiện sai ở mức 14 lần.
Như đã đề cập ở trên các công cụ bảo vệ còn phải trải qua cuộc thử nghiệm File Detection nhằm đo khả năng phát hiện phần mềm độc hại đã có sẵn trên hệ thống. 22 sản phẩm tham gia thử nghiệm trên cũng phải đối mặt với hơn 126.000 mẫu malware khác nhau để so sánh khả năng bảo vệ với các công cụ của Windows.
Phép thử này cho thấy không một sản phẩm nào có khả năng phát hiện hoàn hảo, song đáng kể nhất vẫn là Kingsoft và Avira với tỷ lệ bỏ sót chỉ khoảng 0,1%. Liền sau 2 sản phẩm này là McAfee (0,2%), Kaspersky Labs và Baidu (0,3%). Hai sản phẩm thử nghiệm vượt qua mức 2% chính là Fortinet (2,1%) và AhnLab (6,3%).
Số lần phát hiện sai lần lượt trải đều từ 1 lần với ESET, 2 lần với Panda, 4 lần với Emsisoft và Escan; và 5 lần với Panda. Avast là sản phẩm có số lần phát hiện sai khủng nhất, 120 lần, song tỷ lệ bỏ sót malware của phần mềm này chỉ khoảng 1,4%.
Từ những số liệu trên cho thấy không một sản phẩm nào là hoàn hảo giúp bảo vệ người dùng khỏi các mối nguy hiểm tiềm tàng trên Internet. Vì dẫu cho một công cụ có khả năng bảo vệ người dùng có thể đạt 100% đi nữa, điều này không có nghĩa là người dùng sẽ hoàn toàn được bảo vệ khi trực tuyến.
Tổ chức thử nghiệm độc lập AV-Comparatives mới đây vừa chính thức công bố kết quả kiểm tra Real World Protection và File Detection nhằm tìm ra công cụ tốt nhất giúp bảo vệ người dùng khỏi malware.
Được biết hạng mục kiểm tra Real World Protection được thực hiện với hơn 600 mối đe dọa thực tế đến từ các nguồn download, các địa chỉ URL độc hại và các email đính kèm phần mềm độc hại. Trong cuộc thử nghiệm so sánh giữa 22 sản phẩm độc lập với các công cụ bảo vệ của Windows (chỉ có khả năng bảo vệ ở mức 80,4%) cho thấy sản phẩm duy nhất có khả năng bảo vệ đạt mức 100% chính là Trend Micro Titanium Internet Security, dù vẫn còn phát hiện sai 5 trường hợp độc hại.
Qihoo 360 Internet Security và Panda Cloud Free Antivirus là 2 công cụ có khả năng bảo vệ người dùng khỏi phần mềm độc hại đạt 99,5%. Kết quả thử sai cũng cho thấy trong số 2 công cụ bảo vệ này, Qihoo 360 Internet Security không phát hiện sai bất kỳ trường hợp nào, nhưng Panda Cloud Free Antivirus phát hiện sai đến 6 lần.
Chiếm giữ mức 99,3% là công cụ bảo vệ đến từ Kaspersky cũng với số lần phát hiện sai bằng không. Liền sau Kaspersky là Avira và BitDefender với khả năng bảo vệ đạt 99,2% và cả 2 sản phẩm này cũng không phát hiện sai một trường hợp nào. Eset tuy phát hiện sai một trường hợp song vẫn có khả năng bảo vệ người dùng khỏi các phần mềm độc hại lên đến 98,7%.
Đáng chú ý nhất trong bảng kết quả thử nghiệm chính là F-Secure với 66 lần phát hiện sai và khả năng bảo vệ khoảng 97,2%. Công cụ bảo vệ của McAfee cũng không hề kém cạnh khi phát hiện sai 36 trường hợp khiến tỷ lệ bảo vệ người dùng khỏi các phần mềm xấu chỉ còn 94,7%.
Ở mức 85% và không phát hiện sai một trường hợp nào trong cuộc thử nghiệm là Lavasoft và AhnLab. Giữ vị trí cuối bảng là ThreatTrack Vipre với khả năng bảo vệ chỉ đạt 84,4% và số lần phát hiện sai ở mức 14 lần.
Như đã đề cập ở trên các công cụ bảo vệ còn phải trải qua cuộc thử nghiệm File Detection nhằm đo khả năng phát hiện phần mềm độc hại đã có sẵn trên hệ thống. 22 sản phẩm tham gia thử nghiệm trên cũng phải đối mặt với hơn 126.000 mẫu malware khác nhau để so sánh khả năng bảo vệ với các công cụ của Windows.
Phép thử này cho thấy không một sản phẩm nào có khả năng phát hiện hoàn hảo, song đáng kể nhất vẫn là Kingsoft và Avira với tỷ lệ bỏ sót chỉ khoảng 0,1%. Liền sau 2 sản phẩm này là McAfee (0,2%), Kaspersky Labs và Baidu (0,3%). Hai sản phẩm thử nghiệm vượt qua mức 2% chính là Fortinet (2,1%) và AhnLab (6,3%).
Số lần phát hiện sai lần lượt trải đều từ 1 lần với ESET, 2 lần với Panda, 4 lần với Emsisoft và Escan; và 5 lần với Panda. Avast là sản phẩm có số lần phát hiện sai khủng nhất, 120 lần, song tỷ lệ bỏ sót malware của phần mềm này chỉ khoảng 1,4%.
Từ những số liệu trên cho thấy không một sản phẩm nào là hoàn hảo giúp bảo vệ người dùng khỏi các mối nguy hiểm tiềm tàng trên Internet. Vì dẫu cho một công cụ có khả năng bảo vệ người dùng có thể đạt 100% đi nữa, điều này không có nghĩa là người dùng sẽ hoàn toàn được bảo vệ khi trực tuyến.
Nguồn: Betanews
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: