-
06/07/2013
-
797
-
1.308 bài viết
Facebook và iPhone thông đồng lấy trộm thông tin từ người dùng
Ít ai ngờ rằng, những quảng cáo vô tình trên Facebook là có chủ ý. Khi mà điện thoại đã lén nghe trộm cuộc nói chuyện của người dùng, sau đó bán thông tin lại cho Facebook để làm quảng cáo trên trang cá nhân của chính bạn.
Một vài năm gần đây đã nổi lên những cuộc thảo luận về việc Facebook có nghe trộm người dùng nói chuyện, sau đó lấy thông tin để phục vụ cho mục đích cá nhân của mình hay không.
Cụ thể là nếu bạn trò chuyện về chủ đề nào mà mình quan tâm thì Facebook sẽ lưu lại thông tin này. Sau đó cung cấp dữ liệu cho nhà quảng cáo và làm hiện chúng lên Facebook cá nhân để gợi ý cho bạn lựa chọn. Mặc dù đã có những chứng cứ cụ thể trong thực tế, nhưng tại thời điểm này công ty vẫn phủ nhận rằng mình không làm việc này.
Trả lời tất cả những chia sẻ trên mạng Twitter từ nhà sản xuất ra podcast, Phó chủ tịch phụ trách các quảng cáo của mạng xã hội Rob Goldman, đã than phiền rằng: "Tôi là người chuyên chạy quảng cáo sản phẩm tại Facebook. Chúng tôi chưa từng và sẽ không bao giờ sử dụng micro để thu âm thông tin bạn nói ra cho mục đích quảng cáo. Tất cả mọi tin đồn thổi đều là không đúng sự thật".
Rob Goldman trả lời người dùng trên mạng Twitter.
Tuy nhiên, một YouTuber đã đăng một video thử nghiệm xem có phải Facebook đang gián tiếp thu thập thông tin của người dùng thông qua thiết bị micro của điện thoại iPhone hay không. Trong video này chủ tài khoản đã liên tục nhắc đến cụm từ "cat food - thức ăn cho mèo" một cách có chủ ý. Đúng như dự đoán, một thời gian rất ngắn sau khi anh đăng nhập Facebook thì rất nhiều quảng cáo liên quan tới các nhãn hiệu "thức ăn dành cho mèo" hiện lên trên trang cá nhân của mình.
Nếu Facebook hoàn toàn phủ nhận điều này thì có một nghi vấn đặt ra là nó đã lấy thông tin này từ đâu? nếu chúng ta không tìm kiếm những chủ đề này hoặc trò chuyện với các chủ mặt hàng trong mục Messenger?
Một giả thuyết đưa ra là có thể những người gặp trường hợp này đang trải qua một hiện tượng tâm lý tên là Baader-Meinhof hay còn gọi là ảo giác tần suất. Đó là khi một người vừa học được một thông tin mới, thường là về một người nào đó, hoặc một từ vựng ngoại ngữ, bỗng dưng bạn thấy thông tin về người đó, hay từ vựng đó ở khắp nơi. Giống như trong video trên, cụm từ "thức ăn cho mèo" đã tạo nên ảo giác và kiến chúng ta thấy nó mọi lúc mọi nơi.
Thế nhưng, trên thực tế, hiện tượng Baader-Meinhof chỉ xảy ra trong đời thực. Mạng Facebook là một trí tuệ nhân tạo và nó hoàn toàn không liên quan vì đến môi trường sống xung quanh. Vì vậy, nghi ngờ Facebook đang sử dụng thông tin cá nhân để làm mục đích quảng cáo cho riêng mình là hoàn toàn có cơ sở.
Năm ngoái, khi BBC xem xét về vấn đề điện thoại có thể nghe trộm, David Hand - một giáo sư toán tại Imperial College London, cho biết:
"Nếu bạn thấy một thứ và nghĩ rằng ít có cơ hội xảy ra, thì xác suất nó sẽ xảy ra là cực kì lớn".
Các nhà công ty và nhà quảng cáo thường áp dụng “mánh khóe”này làm lợi thế cho họ khi bán sản phẩm.
Facebook cũng hoạt động tương tự như vậy, nó có thể không nghe trộm nhưng nó đã gián tiếp tác động đến các nhân tố khác như dùng micro của điện thoại để ghi âm lại lời người dùng sau đó mua lại thông tin này từ hãng điện thoại, ví dụ iPhone. Cũng như việc Facebook đã truyền thông tin từ điện thoại của bạn đến máy chủ của công ty và máy tính để bàn thông qua các trình duyệt cookie, cuối cùng bạn sẽ nhìn thấy những quảng cáo trên trang cá nhân liên quan đến những "từ khóa" mà bạn đã nói.
Chúng ta luôn luôn có cơ hội bị đánh lừa bởi trí thông minh nhân tạo, và nếu bạn muốn thử xem Facebook hay điện thoại của bạn có đang nắm giữ gói thông tin về mình không hãy thử kiểm tra bằng một cách rất đơn giản. Tương tự như video trên, YouTuber này liên tục nói đến cụm từ "thức ăn cho mèo" mọi lúc mọi nơi với chiếc điện thoại trên tay, mặc dù trên thực tế anh ấy sống với một con chó. Cuối cùng, cụm từ này cũng trở thành mẩu quảng cáo trên Facebook.
Có thể kết luận rằng, chẳng có một hiện tượng ảo giác nào tên Baader-Meinhof ở đây cả, rõ ràng Facebook đã gián tiếp thực hiện những mục đích riêng của mình thông qua bên thứ 3. Điều này làm dây lên mối lo ngại về thảm họa mà trí tuệ nhân tạo sẽ quản lý, điều khiển và thậm chí phá hủy được cả con người.
ictnews
Cụ thể là nếu bạn trò chuyện về chủ đề nào mà mình quan tâm thì Facebook sẽ lưu lại thông tin này. Sau đó cung cấp dữ liệu cho nhà quảng cáo và làm hiện chúng lên Facebook cá nhân để gợi ý cho bạn lựa chọn. Mặc dù đã có những chứng cứ cụ thể trong thực tế, nhưng tại thời điểm này công ty vẫn phủ nhận rằng mình không làm việc này.
Trả lời tất cả những chia sẻ trên mạng Twitter từ nhà sản xuất ra podcast, Phó chủ tịch phụ trách các quảng cáo của mạng xã hội Rob Goldman, đã than phiền rằng: "Tôi là người chuyên chạy quảng cáo sản phẩm tại Facebook. Chúng tôi chưa từng và sẽ không bao giờ sử dụng micro để thu âm thông tin bạn nói ra cho mục đích quảng cáo. Tất cả mọi tin đồn thổi đều là không đúng sự thật".
Rob Goldman trả lời người dùng trên mạng Twitter.
Tuy nhiên, một YouTuber đã đăng một video thử nghiệm xem có phải Facebook đang gián tiếp thu thập thông tin của người dùng thông qua thiết bị micro của điện thoại iPhone hay không. Trong video này chủ tài khoản đã liên tục nhắc đến cụm từ "cat food - thức ăn cho mèo" một cách có chủ ý. Đúng như dự đoán, một thời gian rất ngắn sau khi anh đăng nhập Facebook thì rất nhiều quảng cáo liên quan tới các nhãn hiệu "thức ăn dành cho mèo" hiện lên trên trang cá nhân của mình.
Nếu Facebook hoàn toàn phủ nhận điều này thì có một nghi vấn đặt ra là nó đã lấy thông tin này từ đâu? nếu chúng ta không tìm kiếm những chủ đề này hoặc trò chuyện với các chủ mặt hàng trong mục Messenger?
Một giả thuyết đưa ra là có thể những người gặp trường hợp này đang trải qua một hiện tượng tâm lý tên là Baader-Meinhof hay còn gọi là ảo giác tần suất. Đó là khi một người vừa học được một thông tin mới, thường là về một người nào đó, hoặc một từ vựng ngoại ngữ, bỗng dưng bạn thấy thông tin về người đó, hay từ vựng đó ở khắp nơi. Giống như trong video trên, cụm từ "thức ăn cho mèo" đã tạo nên ảo giác và kiến chúng ta thấy nó mọi lúc mọi nơi.
Thế nhưng, trên thực tế, hiện tượng Baader-Meinhof chỉ xảy ra trong đời thực. Mạng Facebook là một trí tuệ nhân tạo và nó hoàn toàn không liên quan vì đến môi trường sống xung quanh. Vì vậy, nghi ngờ Facebook đang sử dụng thông tin cá nhân để làm mục đích quảng cáo cho riêng mình là hoàn toàn có cơ sở.
Năm ngoái, khi BBC xem xét về vấn đề điện thoại có thể nghe trộm, David Hand - một giáo sư toán tại Imperial College London, cho biết:
"Nếu bạn thấy một thứ và nghĩ rằng ít có cơ hội xảy ra, thì xác suất nó sẽ xảy ra là cực kì lớn".
Các nhà công ty và nhà quảng cáo thường áp dụng “mánh khóe”này làm lợi thế cho họ khi bán sản phẩm.
Facebook cũng hoạt động tương tự như vậy, nó có thể không nghe trộm nhưng nó đã gián tiếp tác động đến các nhân tố khác như dùng micro của điện thoại để ghi âm lại lời người dùng sau đó mua lại thông tin này từ hãng điện thoại, ví dụ iPhone. Cũng như việc Facebook đã truyền thông tin từ điện thoại của bạn đến máy chủ của công ty và máy tính để bàn thông qua các trình duyệt cookie, cuối cùng bạn sẽ nhìn thấy những quảng cáo trên trang cá nhân liên quan đến những "từ khóa" mà bạn đã nói.
Chúng ta luôn luôn có cơ hội bị đánh lừa bởi trí thông minh nhân tạo, và nếu bạn muốn thử xem Facebook hay điện thoại của bạn có đang nắm giữ gói thông tin về mình không hãy thử kiểm tra bằng một cách rất đơn giản. Tương tự như video trên, YouTuber này liên tục nói đến cụm từ "thức ăn cho mèo" mọi lúc mọi nơi với chiếc điện thoại trên tay, mặc dù trên thực tế anh ấy sống với một con chó. Cuối cùng, cụm từ này cũng trở thành mẩu quảng cáo trên Facebook.
Có thể kết luận rằng, chẳng có một hiện tượng ảo giác nào tên Baader-Meinhof ở đây cả, rõ ràng Facebook đã gián tiếp thực hiện những mục đích riêng của mình thông qua bên thứ 3. Điều này làm dây lên mối lo ngại về thảm họa mà trí tuệ nhân tạo sẽ quản lý, điều khiển và thậm chí phá hủy được cả con người.
ictnews