-
06/07/2013
-
797
-
1.308 bài viết
Cảnh báo chiêu lừa đảo: nhờ nhận tiền qua Facebook
Những ngày cuối năm thời gian như trôi thật nhanh, người người tất bật với công việc mưu sinh với mong ước một cái Tết ấm no, đầy đủ. Đây là thời điểm lương thưởng về nhiều và là cũng thời cơ mà những kẻ lừa đảo qua mạng tích cực ra tay, nếu mọi người không cẩn thận sẽ rất dễ "sập bẫy".
Vì trách nhiệm và để cảnh báo cộng đồng, bài viết này xin chia sẻ một vụ lừa đảo điển hình gần đây mà WhiteHat hỗ trợ, hi vọng mọi người sẽ rút được những kinh nghiệm bổ ích và tránh "sập bẫy" một cách đáng tiếc.
Đây là một vụ lừa đảo qua mạng xã hội Facebook, sau khi kẻ lừa đảo đánh cắp được tài khoản Facebook của bạn bè/người thân nạn nhân (ở xa, nước ngoài) thì giả vờ hỏi thăm và thực hiện hành vi lừa đảo.
Dựa vào lịch sử chat Facebook, sms và những thông tin cung cấp từ nạn nhân ta có thể dựng lại các bước mà đối tượng đã tiến hành lừa đảo như sau:
Bước 1: Hack 1 tài khoản Facebook, ở đây là tài khoản Facebook của bạn/người thân nạn nhân đang ở xa/nước ngoài (do tài khoản đặt mật khẩu yếu, mật khẩu dùng chung nhiều tài khoản bị lộ...).
Bước 2: Kẻ lừa đảo dùng tài khoản Facebook đã chiếm được tìm hiểu thói quen và tiến hành chat với nạn nhân sau đó nhờ nhận hộ một số tiền chuyển từ nước ngoài về. Nạn nhân không biết tài khoản Facebook kia đã bị tấn công nên tin tưởng và sẵn sàng giúp đỡ.
Bước 3: Sau khi thống nhất số tiền, ở đây là 40 triệu, kẻ lừa đảo sẽ dùng một số điện thoại từ nước ngoài (theo điều tra đây là một số điện thoại từ Canada) gửi 1 tin nhắn giả mạo thông báo từ Western Union đến số điện thoại của nạn nhân với nội dung đề nghị truy cập đường link trong sms và xác nhận để có thể nhận được 40 triệu từ Western Union (tuy nhiên trên thực tế đây là một trang web phishing)
Bước 4: Nạn nhân không biết đây là trang web phishing nên đã nhập các thông tin tài khoản, mật khẩu internet banking vào trang web giả mạo rồi gửi đi và kẻ lừa đảo sẽ nhận được.
Bước 5: Kẻ lừa đảo dùng thông tin internet banking vừa chiếm được từ nạn nhân để thực hiện giao dịch qua cổng thanh toán trực tuyến VTC Pay và cổng thanh toán VNPAY. Tuy nhiên do không có mã OTP được gửi đến số điện thoại nạn nhân nên giao dịch không thành công (OTP có hiệu lực trong 120s). Kẻ lừa đảo tiếp tục chat với nạn nhân đề nghị xác nhận OTP.
Bước 6: Kẻ lừa đảo nhập OTP có được để hoàn thành giao dịch, nạn nhân bị trừ tiền trong tài khoản 2 lần với số tiền lần lượt là 20.000.000 và 11.889.360
Tin nhắn giả mạo thông báo từ Western Union
Tin nhắn thông báo từ ngân hàng
Sự việc trên đã được chuyển sang cơ quan chức năng xử lý, để tránh những vụ lừa đảo tương tự mọi người nên tham khảo những lời khuyên sau:
Vì trách nhiệm và để cảnh báo cộng đồng, bài viết này xin chia sẻ một vụ lừa đảo điển hình gần đây mà WhiteHat hỗ trợ, hi vọng mọi người sẽ rút được những kinh nghiệm bổ ích và tránh "sập bẫy" một cách đáng tiếc.
Đây là một vụ lừa đảo qua mạng xã hội Facebook, sau khi kẻ lừa đảo đánh cắp được tài khoản Facebook của bạn bè/người thân nạn nhân (ở xa, nước ngoài) thì giả vờ hỏi thăm và thực hiện hành vi lừa đảo.
Dựa vào lịch sử chat Facebook, sms và những thông tin cung cấp từ nạn nhân ta có thể dựng lại các bước mà đối tượng đã tiến hành lừa đảo như sau:
Bước 1: Hack 1 tài khoản Facebook, ở đây là tài khoản Facebook của bạn/người thân nạn nhân đang ở xa/nước ngoài (do tài khoản đặt mật khẩu yếu, mật khẩu dùng chung nhiều tài khoản bị lộ...).
Bước 2: Kẻ lừa đảo dùng tài khoản Facebook đã chiếm được tìm hiểu thói quen và tiến hành chat với nạn nhân sau đó nhờ nhận hộ một số tiền chuyển từ nước ngoài về. Nạn nhân không biết tài khoản Facebook kia đã bị tấn công nên tin tưởng và sẵn sàng giúp đỡ.
Bước 3: Sau khi thống nhất số tiền, ở đây là 40 triệu, kẻ lừa đảo sẽ dùng một số điện thoại từ nước ngoài (theo điều tra đây là một số điện thoại từ Canada) gửi 1 tin nhắn giả mạo thông báo từ Western Union đến số điện thoại của nạn nhân với nội dung đề nghị truy cập đường link trong sms và xác nhận để có thể nhận được 40 triệu từ Western Union (tuy nhiên trên thực tế đây là một trang web phishing)
Bước 4: Nạn nhân không biết đây là trang web phishing nên đã nhập các thông tin tài khoản, mật khẩu internet banking vào trang web giả mạo rồi gửi đi và kẻ lừa đảo sẽ nhận được.
Bước 5: Kẻ lừa đảo dùng thông tin internet banking vừa chiếm được từ nạn nhân để thực hiện giao dịch qua cổng thanh toán trực tuyến VTC Pay và cổng thanh toán VNPAY. Tuy nhiên do không có mã OTP được gửi đến số điện thoại nạn nhân nên giao dịch không thành công (OTP có hiệu lực trong 120s). Kẻ lừa đảo tiếp tục chat với nạn nhân đề nghị xác nhận OTP.
Bước 6: Kẻ lừa đảo nhập OTP có được để hoàn thành giao dịch, nạn nhân bị trừ tiền trong tài khoản 2 lần với số tiền lần lượt là 20.000.000 và 11.889.360
Tin nhắn giả mạo thông báo từ Western Union
Tin nhắn thông báo từ ngân hàng
Sự việc trên đã được chuyển sang cơ quan chức năng xử lý, để tránh những vụ lừa đảo tương tự mọi người nên tham khảo những lời khuyên sau:
- Đặt mật khẩu mạnh cho các tài khoản Facebook, tài khoản ngân hàng.
- Bật bảo mật 2 lớp cho tài khoản.
- Không sử dụng chung mật khẩu cho các tài khoản.
- Báo cho người thân bạn bè khi tài khoản bị tấn công.
- Không nhập tài khoản ngân hàng vào các trang web lạ.
- Không nhập OTP linh tinh, không gửi OTP cho người khác.
- Đổi mật khẩu tài khoản, báo cho ngân hàng sớm nhất có thể khi có những hành vi không an toàn.