ping
VIP Members
-
19/06/2013
-
58
-
101 bài viết
Forensic 1 - Tổng quan về Computer Forensics
Có thể bạn đã đọc được ở đâu đó về Forensics, Digital Forensics hay Computer Forensics nhưng vẫn chưa có một hình dung cụ thể về các khái niệm này. Thực tế thì Computer Forensics không phải là khái niệm xa lạ với người làm an toàn thông tin, nhưng với số đông chúng ta ở đây thì có lẽ nó vẫn còn là một thứ khá mới mẻ. Trong loạt bài viết sắp tới, tôi hy vọng sẽ giúp các bạn hiểu hơn về Computer Forensics và công việc của những người làm trong lĩnh vực này.
Computer Forensics Là gì ?
Trong lĩnh vực an toàn thông tin, Computer Forensics hay còn gọi là điều tra số là công việc phát hiện, bảo vệ và phân tích thông tin được lưu trữ, truyền tải hoặc được tạo ra bởi một máy tính hoặc mạng máy tính, nhằm đưa ra các suy luận hợp lý để tìm nguyên nhân, giải thích các hiện tượng trong quá trình điều tra.
Khái niệm Forensics (Forensic Science - khoa học pháp y) như tên gọi của nó xuất phát từ lĩnh vực y tế từ thế kỷ 18 và liên quan đến điều tra pháp y. Ngày nay Forensics đã được mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực khác.
Computer Forensics ra đời vào những năm 1980 do sự phát triển của máy tính cá nhân, khi xảy ra trộm cắp thiết bị phần cứng, mất mát dữ liệu, vi phạm bản quyền, virus máy tính phá hoại... Các doanh nghiệp và chính phủ các nước khi đó cũng ý thức hơn về vấn đề bảo mật.
Từ đây và trong các loạt bài về sau, khi tôi dùng từ Forensics thì mọi người hiểu là đang nói về Computer Forensics.
Mục tiêu ?
Mục tiêu cốt lõi của Computer Forensic là phát hiện, bảo quản, khai thác, tài liệu hóa và đưa ra kết luận về dữ liệu thu thập được. Cần lưu ý rằng dữ liệu phải đảm bảo tính xác thực và được lấy mà không bị hư hại, nếu không dữ liệu đấy sẽ không còn ý nghĩa.
Tại sao phải Forensics ?
Nếu bạn là chủ nhân của một website nào đấy, một ngày đẹp trời website của bạn bị hacker ghé thăm và để lại những hậu quả không mong muốn. Bạn muốn xác định nguyên nhân bị tấn công, tìm cách khắc phục để sự việc không tái diễn hay xa hơn là xác định thủ phạm. Đó là lúc bạn cần đến Forensics.
Đấy chỉ là một ví dụ khá điển hình, ngoài ra còn những trường hợp khác như để phát hiện mã độc trên máy tính, kiểm tra sự bất thường trong mạng, phát hiện sự xâm nhập... Nói chung Forensics giúp chúng ta xác định được nguyên nhân sự cố và đưa ra các biện pháp giải quyết tiếp theo.
Nói về Forensics thì không thể không nhắc đến một nguyên tắc kinh điển của khoa học điều tra
Nguyên tắc trao đổi của Locard
Edmond Locard (1877 – 1966) được mệnh danh là Sherlock Holmes của nước Pháp. Ông là một chuyên gia điều tra pháp y, sáng lập Viện Hình sự học của trường Đại học Tổng hợp Lyon.
Locard phát biểu một nguyên tắc mà sau này trở thành kim chỉ nam ngành khoa học điều tra. Ông ta cho rằng bất cứ khi nào hai người tiếp xúc với nhau, một thứ gì đó từ một người sẽ được trao đổi với người khác và ngược lại. Có thể là bụi, tế bào da, bùn đất, sợi, mạt kim loại. Nhưng việc trao đổi này có xảy ra - vì thế chúng ta có thể bắt được nghi phạm.
Với Computer Forensics, nguyên tắc này cũng hoàn toàn đúng. Khi bạn làm việc với máy tính hay một hệ thống thông tin, tất cả hành động của bạn đều bị ghi vết lại (mặc dù việc tìm ra thủ phạm trong trường hợp này khó khăn và mất nhiều thời gian hơn rất nhiều)
Đặc điểm của Computer Forensics
Computer Forensic thường làm việc với những đối tượng sau:
Những người làm công việc Forensics thường phải có kinh nghiệm và kiến thức khá rộng về khoa học máy tính, mạng, bảo mật. Trong những trường hợp cần kiến thức chuyên sâu, sẽ có nhiều người cùng tham gia để giải quyết. Ở các doanh nghiệp lớn, những người làm An toàn vận hành(Security Operator) sẽ đảm nhận công việc này.
Với những người làm bảo mật thì đây cũng là một công việc rất thú vị.
Trong các bài viết tiếp trong loạt bài về Forensics, tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về các mảng con của Computer Forensics.
Computer Forensics Là gì ?
Trong lĩnh vực an toàn thông tin, Computer Forensics hay còn gọi là điều tra số là công việc phát hiện, bảo vệ và phân tích thông tin được lưu trữ, truyền tải hoặc được tạo ra bởi một máy tính hoặc mạng máy tính, nhằm đưa ra các suy luận hợp lý để tìm nguyên nhân, giải thích các hiện tượng trong quá trình điều tra.
Khái niệm Forensics (Forensic Science - khoa học pháp y) như tên gọi của nó xuất phát từ lĩnh vực y tế từ thế kỷ 18 và liên quan đến điều tra pháp y. Ngày nay Forensics đã được mở rộng ra rất nhiều lĩnh vực khác.
Computer Forensics ra đời vào những năm 1980 do sự phát triển của máy tính cá nhân, khi xảy ra trộm cắp thiết bị phần cứng, mất mát dữ liệu, vi phạm bản quyền, virus máy tính phá hoại... Các doanh nghiệp và chính phủ các nước khi đó cũng ý thức hơn về vấn đề bảo mật.
Từ đây và trong các loạt bài về sau, khi tôi dùng từ Forensics thì mọi người hiểu là đang nói về Computer Forensics.
Mục tiêu ?
Mục tiêu cốt lõi của Computer Forensic là phát hiện, bảo quản, khai thác, tài liệu hóa và đưa ra kết luận về dữ liệu thu thập được. Cần lưu ý rằng dữ liệu phải đảm bảo tính xác thực và được lấy mà không bị hư hại, nếu không dữ liệu đấy sẽ không còn ý nghĩa.
Tại sao phải Forensics ?
Nếu bạn là chủ nhân của một website nào đấy, một ngày đẹp trời website của bạn bị hacker ghé thăm và để lại những hậu quả không mong muốn. Bạn muốn xác định nguyên nhân bị tấn công, tìm cách khắc phục để sự việc không tái diễn hay xa hơn là xác định thủ phạm. Đó là lúc bạn cần đến Forensics.
Đấy chỉ là một ví dụ khá điển hình, ngoài ra còn những trường hợp khác như để phát hiện mã độc trên máy tính, kiểm tra sự bất thường trong mạng, phát hiện sự xâm nhập... Nói chung Forensics giúp chúng ta xác định được nguyên nhân sự cố và đưa ra các biện pháp giải quyết tiếp theo.
Nói về Forensics thì không thể không nhắc đến một nguyên tắc kinh điển của khoa học điều tra
Nguyên tắc trao đổi của Locard
Edmond Locard (1877 – 1966) được mệnh danh là Sherlock Holmes của nước Pháp. Ông là một chuyên gia điều tra pháp y, sáng lập Viện Hình sự học của trường Đại học Tổng hợp Lyon.
Locard phát biểu một nguyên tắc mà sau này trở thành kim chỉ nam ngành khoa học điều tra. Ông ta cho rằng bất cứ khi nào hai người tiếp xúc với nhau, một thứ gì đó từ một người sẽ được trao đổi với người khác và ngược lại. Có thể là bụi, tế bào da, bùn đất, sợi, mạt kim loại. Nhưng việc trao đổi này có xảy ra - vì thế chúng ta có thể bắt được nghi phạm.
Với Computer Forensics, nguyên tắc này cũng hoàn toàn đúng. Khi bạn làm việc với máy tính hay một hệ thống thông tin, tất cả hành động của bạn đều bị ghi vết lại (mặc dù việc tìm ra thủ phạm trong trường hợp này khó khăn và mất nhiều thời gian hơn rất nhiều)
Đặc điểm của Computer Forensics
- Dữ liệu cần phân tích lớn, nếu dữ liệu chỉ là text thôi thì với dung lượng vài mb chúng ta cũng có 1 lượng thông tin rất lớn rồi. Trong thực tế thì còn khổng lồ hơn.
- Dữ liệu thường không còn nguyên vẹn, bị thay đổi, phân mảnh, và có thể bị lỗi
- Bảo quản dữ liệu khó khăn, dữ liệu thu được có thể có tính toàn vẹn cao, chỉ một thay đổi nhỏ cũng có thể làm ảnh hưởng đến tất cả.
- Dữ liệu forensic có thể gồm nhiều loại khác nhau: file hệ thống, ứng dụng, ...
- Vấn đề cần forensics là khá trừu tượng: mã máy, dump file, network packet...
- Dữ liệu dễ dàng bị giả mạo
- Xác định tội pham khó khăn, có thể bạn tìm ra được dữ liệu về hacker(IP, email, profile...) nhưng để xác định được được đối tượng thật ngoài đời thì cũng không hề đơn giản.
Computer Forensic thường làm việc với những đối tượng sau:
- Physical Media, Media Management: Liên quan đến phần cứng, tổ chức phân vùng, phục hồi dữ liệu khi bị xóa...
- File System: Phân tích các file hệ thống, hệ điều hành windows, linux, android...
- Application: Phân tích dữ liệu từ ứng dụng như các file Log, file cấu hình, reverse ứng dụng...
- Network: Phân tích gói tin mạng, sự bất thường trong mạng
- Memory: Phân tích dữ liệu trên bộ nhớ, thường là dữ liệu lưu trên RAM được dump ra
Những người làm công việc Forensics thường phải có kinh nghiệm và kiến thức khá rộng về khoa học máy tính, mạng, bảo mật. Trong những trường hợp cần kiến thức chuyên sâu, sẽ có nhiều người cùng tham gia để giải quyết. Ở các doanh nghiệp lớn, những người làm An toàn vận hành(Security Operator) sẽ đảm nhận công việc này.
Với những người làm bảo mật thì đây cũng là một công việc rất thú vị.
Trong các bài viết tiếp trong loạt bài về Forensics, tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về các mảng con của Computer Forensics.
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: