-
06/07/2013
-
797
-
1.308 bài viết
USB có thể biến thành một quả bom nguy hiểm
Trong tương lai, nếu vô tình nhặt được một chiếc USB không rõ lai lịch thì người nhặt được hãy khoan vui mừng và đừng vội cắm nó vào máy tính, vì có thể đây sẽ là... một quả bom nguy hiểm.
Theo TheHackerNews, một nhà nghiên cứu người Nga có tên gọi là Dark Purple hiện đang phát triển một loại USB nguy hiểm đặt tên là "Killer USB", có khả năng tự gây nổ và làm hư hỏng các thành phần trong máy tính nếu được kết nối vào trong máy.
Killer USB sử dụng một số thành phần bo mạch có xuất xứ từ Trung Quốc, và đây cũng có thể là vũ khí nguy hiểm mà tin tặc có thể sử dụng trong tương lai để tấn công máy tính.
Cụ thể, khi Killer USB được gắn vào cổng USB trên máy tính thì một bộ chuyển đổi đảo ngược DC/DC sẽ khởi chạy và nạp tụ đến -110V. Khi điện áp đạt đến một mức độ nhất định, bộ DC/DC sẽ tắt và trường chuyển đổi sẽ mở ra.
Được biết, sâu Stuxnet (xuất hiện vào năm 2010) là một trong những ví dụ điển hình cho các cuộc tấn công an ninh mạng có phương pháp tương tự như trên, nhưng khác ở chỗ thay vì phát nổ thì bên trong USB lại chứa virus có nhiệm vụ tiêu diệt các máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân.
Với các thông tin nói trên, các chuyên gia bảo mật cho biết người dùng nên cẩn trọng với những chiếc USB nhỏ gọn, tưởng chừng như vô hại nhưng nếu không cảnh giác, những thiết bị nhỏ gọn này có thể làm "tiêu tan" mọi dữ liệu của người dùng.
USB có khả năng tự phát nổ nếu người chế tạo ra có ý đồ xấu - Ảnh chụp màn hình TheHackerNews |
Theo TheHackerNews, một nhà nghiên cứu người Nga có tên gọi là Dark Purple hiện đang phát triển một loại USB nguy hiểm đặt tên là "Killer USB", có khả năng tự gây nổ và làm hư hỏng các thành phần trong máy tính nếu được kết nối vào trong máy.
Killer USB sử dụng một số thành phần bo mạch có xuất xứ từ Trung Quốc, và đây cũng có thể là vũ khí nguy hiểm mà tin tặc có thể sử dụng trong tương lai để tấn công máy tính.
Cụ thể, khi Killer USB được gắn vào cổng USB trên máy tính thì một bộ chuyển đổi đảo ngược DC/DC sẽ khởi chạy và nạp tụ đến -110V. Khi điện áp đạt đến một mức độ nhất định, bộ DC/DC sẽ tắt và trường chuyển đổi sẽ mở ra.
Được biết, sâu Stuxnet (xuất hiện vào năm 2010) là một trong những ví dụ điển hình cho các cuộc tấn công an ninh mạng có phương pháp tương tự như trên, nhưng khác ở chỗ thay vì phát nổ thì bên trong USB lại chứa virus có nhiệm vụ tiêu diệt các máy ly tâm tại cơ sở hạt nhân.
Với các thông tin nói trên, các chuyên gia bảo mật cho biết người dùng nên cẩn trọng với những chiếc USB nhỏ gọn, tưởng chừng như vô hại nhưng nếu không cảnh giác, những thiết bị nhỏ gọn này có thể làm "tiêu tan" mọi dữ liệu của người dùng.
TNO