-
06/07/2013
-
797
-
1.308 bài viết
Security World 2015 bàn cách giúp doanh nghiệp ứng phó với hiểm họa an ninh
Với chủ đề “Tăng cường bảo mật và an toàn thông tin trong môi trường rủi ro hiện nay”, hội thảo và triển lãm Security World 2015 sẽ được tổ chức ngày 25/3 tại Hà Nội nhằm giúp các doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt và đánh giá được các hiểm họa an toàn thông tin.
Sự kiện do Bộ Công an, Bộ TT&TT, Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp cùng IDG Việt Nam tổ chức, là nơi gặp gỡ và kết nối của các cơ quan chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp cùng trao đổi kinh nghiệm, cập nhật xu thế, giải pháp công nghệ mới nhất để từ đó xây dựng được chiến lược đầu tư về an toàn thông tin hiệu quả.
Hội thảo hướng đến mục tiêu giúp các doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt và đánh giá được các hiểm họa an toàn thông tin, cũng như đề xuất các phương án giúp các tổ chức ứng phó kịp thời trước sự phát triển nhanh chóng của các nguy cơ bảo mật và đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn bảo mật mới.
Sự kiện sẽ có tham luận của hơn 20 chuyên gia, lãnh đạo từ các cơ quan chính phủ, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực an toàn bảo mật thông tin.
Trong đó, phiên báo cáo chính sẽ xoay quanh những nội dung về giải pháp bảo mật mạng thông minh, tăng cường giám sát an toàn thông tin, mở rộng thu thập thông tin và hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm, giải pháp trong việc giải quyết những rủi ro mạng giúp doanh nghiệp đảm bảo bảo mật…
Cùng với chương trình hội thảo là triển lãm công nghệ bảo mật với những giải pháp, sản phẩm bảo mật mạng, bảo mật điện toán đám mây, mã hóa dữ liệu lớn, ảo hóa… được các hãng Blancco, Cisco, Samsung, Paolo Alto Networks, Trend Micro, Parasoft, Jupiter Network… giới thiệu.
Theo Báo cáo của Kaspersky năm 2014, Việt Nam đứng thứ 6 trên toàn thế giới về số người dùng thiết bị di động bị mã độc tấn công và đứng đầu thế giới với gần 70% người dùng máy tính dễ bị nhiễm mã độc, phần mềm độc hại cục bộ (qua USB, thẻ nhớ…); hãng Microsoft ước tính có khoảng 80% máy tính tại Việt Nam nhiễm các loại mã độc và phần mềm độc hại.
Báo cáo gần đây của Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) cũng cho thấy, phần lớn các cơ quan tổ chức tại Việt Nam cho phép dùng thiết bị cá nhân (smartphone, tablet) truy cập vào mạng lưới tại nơi làm việc nhưng có tới 74% trong số thiết bị không hề sử dụng bất kỳ biện pháp bảo mật thông tin nào.
Những thông số này đã dấy lên một mối lo ngại rất lớn và cũng đặt ra một áp lực không hề nhỏ cho các lãnh đạo, chuyên gia về CNTT tìm ra giải pháp để đối phó với tình trạng mất an toàn thông tin trong môi trường hiện nay
|
Security World được tổ chức thường niên tại Việt Nam từ năm 2007. |
Sự kiện do Bộ Công an, Bộ TT&TT, Ban Cơ yếu Chính phủ phối hợp cùng IDG Việt Nam tổ chức, là nơi gặp gỡ và kết nối của các cơ quan chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp cùng trao đổi kinh nghiệm, cập nhật xu thế, giải pháp công nghệ mới nhất để từ đó xây dựng được chiến lược đầu tư về an toàn thông tin hiệu quả.
Hội thảo hướng đến mục tiêu giúp các doanh nghiệp, tổ chức nắm bắt và đánh giá được các hiểm họa an toàn thông tin, cũng như đề xuất các phương án giúp các tổ chức ứng phó kịp thời trước sự phát triển nhanh chóng của các nguy cơ bảo mật và đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn bảo mật mới.
Sự kiện sẽ có tham luận của hơn 20 chuyên gia, lãnh đạo từ các cơ quan chính phủ, tổ chức doanh nghiệp trong và ngoài nước trong lĩnh vực an toàn bảo mật thông tin.
Trong đó, phiên báo cáo chính sẽ xoay quanh những nội dung về giải pháp bảo mật mạng thông minh, tăng cường giám sát an toàn thông tin, mở rộng thu thập thông tin và hoàn thiện hệ thống cảnh báo sớm, giải pháp trong việc giải quyết những rủi ro mạng giúp doanh nghiệp đảm bảo bảo mật…
Cùng với chương trình hội thảo là triển lãm công nghệ bảo mật với những giải pháp, sản phẩm bảo mật mạng, bảo mật điện toán đám mây, mã hóa dữ liệu lớn, ảo hóa… được các hãng Blancco, Cisco, Samsung, Paolo Alto Networks, Trend Micro, Parasoft, Jupiter Network… giới thiệu.
Theo Báo cáo của Kaspersky năm 2014, Việt Nam đứng thứ 6 trên toàn thế giới về số người dùng thiết bị di động bị mã độc tấn công và đứng đầu thế giới với gần 70% người dùng máy tính dễ bị nhiễm mã độc, phần mềm độc hại cục bộ (qua USB, thẻ nhớ…); hãng Microsoft ước tính có khoảng 80% máy tính tại Việt Nam nhiễm các loại mã độc và phần mềm độc hại.
Báo cáo gần đây của Hiệp hội An toàn Thông tin Việt Nam (VNISA) cũng cho thấy, phần lớn các cơ quan tổ chức tại Việt Nam cho phép dùng thiết bị cá nhân (smartphone, tablet) truy cập vào mạng lưới tại nơi làm việc nhưng có tới 74% trong số thiết bị không hề sử dụng bất kỳ biện pháp bảo mật thông tin nào.
Những thông số này đã dấy lên một mối lo ngại rất lớn và cũng đặt ra một áp lực không hề nhỏ cho các lãnh đạo, chuyên gia về CNTT tìm ra giải pháp để đối phó với tình trạng mất an toàn thông tin trong môi trường hiện nay
ICTnews