Ổ đĩa ẩn mã hóa dữ liệu VeraCrypt, bảo vệ “x2” dữ liệu cá nhân

sunnguyen

New Member
18/08/2017
1
4 bài viết
Ổ đĩa ẩn mã hóa dữ liệu VeraCrypt, bảo vệ “x2” dữ liệu cá nhân
Hiện nay, nguy cơ về an ninh thông tin cá nhân, tổ chức đang thật sự “nóng”. Mối nguy về mất an toàn thông tin cá nhân, tổ chức ngày càng khó lường. Cụ thể thời gian vừa qua rất nhiều bài báo, trang mạng, tin tức nêu rất nhiều sự kiện về việc mất tài khoản, mất dữ liệu…

audit_Pentest (1).png

Thời gian gần đây virus Ransomware Wannacry mã hóa dữ liệu đòi tiền chuộc, gây nên những câu chuyện dỡ khóc dỡ cười cho nạn nhân vì dữ liệu bị mã hóa (*).

Cho nên, giải pháp cho người dùng cá nhân để bảo vệ dữ liệu của mình trước những nguy cơ mất mát dữ liệu là lựa chọn giải pháp lưu trữ trực tuyến (Cloud Storage), đây là một trong những giải pháp thuận tiện nhất, bởi tính năng dễ dàng đồng bộ hóa dữ liệu (Data Synchronization). Tuy nhiên, thời gian vừa qua có nhiều bài viết về vấn đề mất an toàn khi lưu trữ trực tuyến cụ thể như:
  • Trang “http://ictnews.vn/” ngày 31/08/2016 đăng bài “68 triệu tài khoản Dropbox bị lộ thông tin”, nội dung bài viết yêu cầu người dùng thay đổi mật khẩu tài khoản của mình.
  • Trang “securitydaily.net” ngày 11/07/2014 đăng bài “Lỗ hổng bảo mật trên Google Drive lộ thông tin cá nhân của người dùng”.
  • Gần đây, trang “http://thehackernews.com” ngày 12/07/2017 đăng bài “Over 14 Million Verizon Customers' Data Exposed On Unprotected AWS Server”, nội dung bài viết cho biết hơn 14 triệu dữ liệu khách hàng Verizon bị lộ trên server AWS không được bảo vệ.
Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng giải pháp lưu trữ trực tuyến cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho dữ liệu của mình.
Vậy tại sao chúng ta không mã hóa dữ liệu của mình bằng cách nào đó, rồi sau đó mới chọn tiếp phương pháp lưu trữ trực tuyến, vì không may dữ liệu có bị lộ trên đó vì một lý do nào đó thì dữ liệu của bạn vẫn được an toàn.

Ở đây, giải pháp cho bạn là sử dụng phần mềm VeraCrypt mã hóa dữ liệu của mình, đây là một ứng dụng hoàn toàn miễn phí, liên tục được phát triển và được trang bị các thuật toán mã hóa rất tốt.

Mặc dù có thể tạm thời yên tâm với VeraCrypt khi tạo ra một ổ đĩa ảo dùng để chứa dữ liệu “mật”, tuy nhiên nếu không may bạn để lộ mật khẩu vì một lý do khách quan hay chủ quan nào đó thì sao?

Câu trả lời là bạn có thể sử dụng cách thức tạo ổ đĩa ẩn bằng phần mềm VeraCrypt để “x2” bảo vệ dữ liệu của mình. Chi tiết về cách thức tạo ổ đĩa ẩn, bạn có thể đọc ở mục 4 trong link https://securityinabox.org/vi/guide/veracrypt/windows/ [1]

Trong bài viết này tôi hướng dẫn bạn sử dụng một tính năng nhỏ “sử dụng ổ đĩa ẩn” của phần mềm VeraCrypt để thực hiện bảo vệ dữ liệu của mình, thực ra bạn có thể tìm hiểu đầy đủ hướng dẫn sử dụng chương trình tại địa chỉ https://veracrypt.codeplex.com/documentation.​

Hoặc bài viết tiếng Việt tại link https://securityinabox.org/vi/guide/veracrypt/windows/)

Mặc dù có bài viết tiếng việt hướng dẫn khá đầy đủ chi tiết về cách sử dụng phần mềm, tuy nhiên, do một số người dùng sau khi đọc bài viết ổ đĩa ẩn thì lại lúng túng về cách làm thế nào để sử dụng ổ đĩa ẩn, cho nên tôi viết bài này để hướng dẫn kỹ hơn về tính năng “sử dụng ổ đĩa ẩn” cho mọi người tham khảo. Nào bắt đầu nhé.

Đầu tiên, bạn tải ứng dụng từ địa chỉ https://veracrypt.codeplex.com/

Tiếp theo, các trình tự tạo ổ đĩa ẩn bạn có thể tham khảo thêm ở link đã giới thiệu ở [1]. Trong trình tự [1] bạn cần chú ý.
  • Bước thiết lập mật khẩu cho ổ đĩa ngoài. Tạm gọi nó là mật khẩu cấp 1
  • Và bước thiết lập mật khẩu cho ổ đĩa ẩn. (Tạm gọi nó là mật khẩu cấp 2
Cuối cùng, bạn sử dụng ổ đĩa đã tạo, lưu tại ổ D:\ với tên là Data
  • [2] Mở ổ đĩa ngoài với mật khẩu là “123456
  • Và giao diện ổ đĩa ngoài, bạn thấy đấy, Type=Normal.
  • Mở ổ đĩa ẩn với mật khẩu là “654321” (Lưu ý, nếu bạn đang Mount ổ đĩa thường ở [2] thì bạn phải Dismount ổ thường, sau đó mới mount ổ đĩa ảo được)
  • Và giao diện ổ đĩa ẩn, bạn thấy đấy Type=Hidden.
Như vậy, nếu bạn không may để lộ “mật khẩu cấp 1” của ổ đĩa mã hóa, thì bạn vẫn còn một “mật khẩu cấp 2” và tất nhiên bên trong đó bạn chứa các file dữ liệu quan trọng của mình.

Tôi hy vọng bài viết nhỏ này có thể giúp bạn phần nào để bảo vệ dữ liệu của mình trước nguy cơ bị mất an toàn về thông tin như hiện nay.

Chúc bạn thành công!
Source: Sun Nguyen (The Saigon International University)​
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Thẻ
veracrypt
Bên trên