WhiteHat News #ID:3333
VIP Members
-
04/06/2014
-
37
-
446 bài viết
Mỹ tố tin tặc Trung Quốc tấn công nhà thầu quân sự
(NLĐO) – Tin tặc có liên hệ với chính phủ Trung Quốc đã liên tục đột nhập hệ thống máy tính của các công ty hàng không, vận tải biển và công nghệ thông tin chịu trách nhiệm vận chuyển nhân sự và vũ khí cho quân đội Mỹ.
Đó là kết quả của cuộc điều tra 1 năm do Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, được công bố chi tiết ngày 17-9. Tuy nhiên, Bộ Chỉ huy Vận tải Mỹ (Transcom) chỉ biết 2 trong tổng số ít nhất 20 vụ đột nhập mạng trong vòng 1 năm. Kết quả điều tra của ủy ban trên cho thấy lỗ hổng trong việc báo cáo cũng như chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính phủ, khiến cho quân đội Mỹ hầu như không biết các mối nguy hiểm trên máy tính của các nhà thầu.
Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Carl Levin nói: “Hoạt động đột nhập giữa thời bình vào các mạng lưới của những nhà thầu quốc phòng quan trọng này là bằng chứng nữa cho thấy các hành động hung hăng của Trung Quốc trong không gian mạng”.
Bộ Chỉ huy Vận tải Mỹ chỉ biết 2 trong tổng số ít nhất 20 vụ đột nhập mạng trong vòng 1 năm.
Theo báo cáo 52 trang của ủy ban trên, trong vòng 12 tháng (tính từ ngày 1-6-2012), có khoảng 50 vụ xâm nhập hoặc các sự vụ trên mạng khác nhằm vào mạng lưới máy tính của các nhà thầu Transcom. Ít nhất 20 trong số này là các vụ thâm nhập thành công được gọi là “mối đe dọa liên tục mức độ cao”, cụm từ được dùng để chỉ những mối đe dọa thường liên quan đến chính phủ. Trung Quốc được cho là thủ phạm đứng sau tất cả các vụ đột nhập này.
Phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington tranh cãi về kết quả của ủy ban và khẳng định luật pháp Trung Quốc nghiêm cấm mọi hình thức tội phạm tin tặc qua mạng. “Từ những gì đã trải qua trong quá khứ, những báo cáo và cáo buộc kiểu này thường dựa vào những cứ liệu không xác thực” đại sứ quán Trung Quốc viết trong email. Phía Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm rằng những lời buộc tội không mang tính xây dựng và không đóng góp vào việc tìm kiếm các giải pháp. Tin tặc tấn công là một mối quan tâm toàn cầu và chỉ có thể được giải quyết bằng hợp tác quốc tế “dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau”, ông cho biết.
Đó là kết quả của cuộc điều tra 1 năm do Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, được công bố chi tiết ngày 17-9. Tuy nhiên, Bộ Chỉ huy Vận tải Mỹ (Transcom) chỉ biết 2 trong tổng số ít nhất 20 vụ đột nhập mạng trong vòng 1 năm. Kết quả điều tra của ủy ban trên cho thấy lỗ hổng trong việc báo cáo cũng như chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chính phủ, khiến cho quân đội Mỹ hầu như không biết các mối nguy hiểm trên máy tính của các nhà thầu.
Chủ tịch Ủy ban Quân lực Thượng viện Mỹ, Thượng nghị sĩ Carl Levin nói: “Hoạt động đột nhập giữa thời bình vào các mạng lưới của những nhà thầu quốc phòng quan trọng này là bằng chứng nữa cho thấy các hành động hung hăng của Trung Quốc trong không gian mạng”.
Bộ Chỉ huy Vận tải Mỹ chỉ biết 2 trong tổng số ít nhất 20 vụ đột nhập mạng trong vòng 1 năm.
Theo báo cáo 52 trang của ủy ban trên, trong vòng 12 tháng (tính từ ngày 1-6-2012), có khoảng 50 vụ xâm nhập hoặc các sự vụ trên mạng khác nhằm vào mạng lưới máy tính của các nhà thầu Transcom. Ít nhất 20 trong số này là các vụ thâm nhập thành công được gọi là “mối đe dọa liên tục mức độ cao”, cụm từ được dùng để chỉ những mối đe dọa thường liên quan đến chính phủ. Trung Quốc được cho là thủ phạm đứng sau tất cả các vụ đột nhập này.
Phát ngôn của Đại sứ quán Trung Quốc ở Washington tranh cãi về kết quả của ủy ban và khẳng định luật pháp Trung Quốc nghiêm cấm mọi hình thức tội phạm tin tặc qua mạng. “Từ những gì đã trải qua trong quá khứ, những báo cáo và cáo buộc kiểu này thường dựa vào những cứ liệu không xác thực” đại sứ quán Trung Quốc viết trong email. Phía Trung Quốc cũng bày tỏ quan điểm rằng những lời buộc tội không mang tính xây dựng và không đóng góp vào việc tìm kiếm các giải pháp. Tin tặc tấn công là một mối quan tâm toàn cầu và chỉ có thể được giải quyết bằng hợp tác quốc tế “dựa trên sự tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau”, ông cho biết.
Nguồn: Người lao động
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành: