Cách nhận biết và tránh các tin tức bịa đặt trên Facebook

MrQuậy

Well-Known Member
24/09/2013
178
2.221 bài viết
Cách nhận biết và tránh các tin tức bịa đặt trên Facebook
Tin tức bịa đặt, giả mạo đang là một vấn nạn trên mạng Internet. Tình thế xấu đến nỗi một website là Snopes.com, đã được dành riêng để vạch trần những câu chuyện điên rồ trên mạng Internet và những tin đồn lan truyền như virus trên mạng.

1596646.jpg


Vấn nạn bắt đầu rộ lên cùng với cuộc bầu cử của Tổng thống Donald Trump, mà các nhà phê bình nói là được các loại tin tức bịa đặt lan truyền trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook, chống lưng. CEO Mark Zuckerburg gọi suy nghĩ trên là "điên rồ", nhưng cho biết Facebook đang nghiên cứu chống lại những bài báo bịa đặt như thế.

Trong khi chờ đợi Facebook, bạn có thể tự hỏi làm thế nào phát hiện ra một bài viết giả mạo. Và sau đây là lời khuyên của trang web công nghệ nổi tiếng CNET do VnReview.vn lược dịch để bạn đọc tiện tham khảo:

Tin tức giả mạo như thế nào?

Đầu tiên, hãy làm rõ: Chúng ta không nói về những website có các nhà báo viết tin bài, luôn kiểm tra nhanh nguồn tin và xây dựng thương hiệu dựa trên sự chính xác. Các công ty báo chí/truyền thông thường có quy định về kiểm tra nguồn tin nhanh, chẳng hạn các phóng viên CNET phải xác minh nguồn tin, chứng minh nguồn tin bằng các tài liệu như thông cáo báo chí, video và website.

Vấn đề là những tin tức chính thống bị lẫn lộn với "trăm thứ bà rằn" trên phần Newsfeed của Facebook, trong đó có những câu chuyện được đăng lên để dụ bạn click vào. Hơn nữa, nếu bạn click vào một câu chuyện của một tờ báo nổi tiếng, Facebook có thể gợi ý cho bạn những tin tức liên quan đến từ các trang không chuẩn.

Và như vậy, vấn đề nằm ở chỗ tất cả mọi thứ trên Facebook đều được xem như tin tức, không có sự khác biệt nào.

Làm thế nào nhận ra các trang tin tức giả mạo?

Công cụ tốt nhất vẫn là dựa trên cảm quan chung của người đọc. Dù quan điểm của bạn như thế nào, tốt nhất vẫn là hãy thận trọng, hoài nghi một chút trước khi chia sẻ nó.

Nếu một bài viết dựa trên những nguồn tin khác, hãy tìm nguồn tin gốc để xem lại. Bạn có thể thấy một số chỗ là đúng, nhưng phần còn lại có thể chỉ là thêm thắt, bịa đặt.

Nếu bài viết mà bạn đang đọc không dẫn đến nguồn tin gốc, đó có thể là dấu hiệu giả mạo. Hãy dùng công cụ tìm kiếm để tìm các từ khóa trong bài viết, kiểm tra xem "tin tức" đó là thật hay giả.

Một số thông tin, dù cố ý hay không, như kiểu châm chích, mỉa mai. Nếu thế, hãy kiểm tra lại nguồn tin.

Ngoài ra, hãy kiểm tra địa chỉ URL. Nếu đó là một url lạ, càng phải thận trọng. Cuối cùng, đừng quá tin vào ảnh. Nếu bạn thấy một bức ảnh rất hấp dẫn và chỉ khiến bạn "ngứa ngáy" muốn chia sẻ câu chuyện ngay, hãy kiểm tra bằng cách:

Chụp ảnh màn hình bức ảnh đó, cắt mọi thứ để lại mỗi hình ảnh. Sau đó mở Google Images và kéo bức ảnh cắt màn hình vào ô tìm kiếm Google Images. Khi đó, Google sẽ nói cho bạn những gợi ý tốt nhất để biết ai hoặc cái gì ở trong bức ảnh, cũng như nguồn gốc bức ảnh.

Thêm nhiều cách nhận diện tin vịt

1596650.jpg


Các lập trình viên cũng đang tìm cách tạo ra các công cụ giúp nhận diện những tin tức giả mạo. Chẳng hạn, có 3 sinh viên đã lập trình một phần plugin trên trình duyệt, tự động đánh giá các câu chuyện liên kết trong mạng xã hội và thông báo nếu đó là giả mạo. Plugin này là FiB.

Plugin này chưa cho tải về, song các sinh viên nói họ đang hoàn thành nó qua một dự án nguồn mở.

Ai viết các tin tức bịa đặt?

Theo Buzzfeed, trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua, những người trẻ ở Macedonia, một quốc gia thuộc khu vực đông nam châu Âu, đã tạo ra hơn 100 website ủng hộ ông Trump để lan truyền các tin tức giả mạo. Động cơ không phải là chính trị, chỉ là kiếm tiền từ click của độc giả. Cuộc bầu cử có thể đã kết thúc, tuy nhiên, vẫn còn nhiều tin tức bịa đặt trên mạng xã hội.

Có thể chúng ta nên vui mừng vì âm mưu trên không dẫn đến các tội ác trên mạng. Tuy nhiên, cũng lạ là những người sở hữu trang web Macedonia đang "chơi" chương trình quảng cáo của Google hay Facebook để kiếm tiền bằng các tin tức giả mạo nhưng có sức lây lan lớn.

Cả Google và Facebook đều nói rằng, họ sẽ cấm các trang web tin tức giả mạo sử dụng phần mềm bán quảng cáo của họ. Phóng viên VnReview.vn cũng đã liên hệ với đại diện của Google và Facebook tại Việt Nam để hỏi thêm về các vấn đề liên quan đến tin tức giả mạo, chúng tôi sẽ sớm cập nhật khi có thông tin phản hồi chính thức.

Theo vnreview
 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Bên trên