7 bước để bảo vệ tài khoản ngân hàng của bạn !

DiepNV88

VIP Members
24/09/2013
369
1.552 bài viết
7 bước để bảo vệ tài khoản ngân hàng của bạn !
Khi nói tới bảo vệ tài khoản ngân hàng người ta thường nghĩ làm thế nào để bảo vệ tài khoản khỏi tội phạm, những kẻ trộm kỹ thuật số đánh cắp thông tin ngân hàng của bạn để thực hiện những hành vi trái phép như ăn cắp tiền, thanh toán hóa đơn bất hợp pháp mà không được sự đông ý của bạn hoặc bạn cũng không phát hiện ra kịp thời ngăn chặn chúng.

banner.jpg


Thực tế là những kẻ ăn cắp lén lút có mặt khắp mọi nơi từ vô ý đến cố ý với lòng tham họ sẽ lấy đi tiền của bạn để tiêu xài làm giàu cho bản thân họ bất chấp nhưng qui định pháp luật.
Vậy làm thế nào để bảo vệ tài khoản của bạn.

1. Kiểm tra tài khoản của bạn hàng ngày:

Hiện nay các ngân hàng đều mở rất nhiều dịch vụ kiểm tra số sư qua tin nhắn, internet banking. Việc kiểm tra số dư trong tài khoản mỗi ngày sẽ giúp bạn kịp thời xử lý những tình huống thất thoát tiền bạc sớm nhất.
Khi mở tài khoản bạn nên đăng ký dịch vụ nhắn tin khi có biến động về số dư trong tài khoản ngân hàng ngoài ra bạn có thể sử dụng internet banking để thực hiện các giao dịch trực tuyến thông qua website chính chủ của ngân hàng bạn dùng hoặc các ứng dụng của ngân hàng khuyến cáo sử dụng.

2. Nắm bắt được qui định vệ cho tài khoản của bạn:

Hiện nay khi mở tài khoản các ngân hàng thường kèm theo các chính sách an ninh cho tài khoản, mới nhất là vụ VCB họ đưa ra những qui định bắt người dùng chịu hoàn toàn trách nhiệm cho sự an toàn của tài khoản khách hàng, nhưng qui định mới của VCB đã tạm ngưng ban hành do báo chí lên tiếng.
Với các loại thẻ tín dụng, Visa Master card việc đánh mất thẻ bạn sẽ phải chịu tất cả tổn thất xảy ra khi phát sinh giao dịch bất hợp pháp, còn nếu bạn mất dữ liệu trên thẻ khi các trang mua hàng chứa thông tin của bạn bị hack thì vấn đề này bạn không phải chịu trách nhiệm ( đó là luật ở liên bang Mỹ) còn với Việt Nam bạn sau khi làm thẻ xong bạn cần ghi nhớ 3 số cvv sau thẻ và dùng móng tay cào xóa 3 ký tự đó đi.
Không nên cho người khác mượn thẻ tín dụng, Visa, Master card, không thanh toán bằng thẻ ở những đại lý lạ, những cơ sở không có uy tín vì có thể họ sẽ đánh cắp thông tin thẻ của bạn.

3. Sử dụng báo cáo tài chính giấy:

Các giao dịch thường được liệt kê trên tài khoản ibank chúng có thể bị xóa sạch khi bị xâm nhập trái phép có thể từ 1 nhân viên biến chất của ngân hàng.
Các bạn có thể in các bản sao kê ra giấy để làm bằng chứng khi có biến động tài chính bất lợi cho mình, việc này hơi thủ công nhưng đảm bảo bạn lưu được dữ liệu qua các sự cố không mong muốn.

4. Chọn ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt:

Nhiều lúc chúng ta buộc phải mở tài khoản ở ngân hàng nọ kia do cty trả lương ngân hàng đó thì phải dùng thôi.
Các bạn nên chọn ra những ngân hàng đáng tin cậy, chăm sóc khách hàng tốt để thực hiện giao dịch và gửi tiền nhằm được hỗ trợ tốt nhất khi xảy ra sự cố.
Cách xác định ngân hàng tin cậy là tham khảo qua báo chí, tin tức, cách họ làm việc khi mở tài khoản, sự chu đáo của nhận viên. Thậm chí phải mở tài khoản dùng một thời gian mới có thể đánh giá được chất lượng mỗi ngân hàng. Tiêu chí có thể tùy theo nhu cầu mỗi cá nhân ở Việt Nam mình không đưa ra đánh giá ngân hàng nào cả, nhiều khi do khách hàng mà chúng ta buộc phải dùng tài khoản ngân hàng nọ kia cho dễ giao dịch.

5. Không bao giờ chia sẻ thông tin ngân hàng của bạn với bất cứ ai.

Trong xã hội số thì thông tin là thứ quan trọng nhất đặc biệt thông tin liên quan đến tiền. Kẻ chộm công nghệ luôn rình mò khai thác thông tin của bạn vì vậy bạn không nên chia sẽ thông tin lên bất cứ nơi đâu như email, mạng xã hội, chat.
Một cuộc gọi nặc danh từ ngân hàng tới bạn cũng có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ làm mất thông tin cá nhân, ở Việt Nam rất nhiều người nhẹ dạ cả tin bị lừa nhiều triệu đồng qua những cuộc gọi giả danh công an, nhân viên ngân hàng.... để khai thác thông tin lừa bạn chuyển khoản cho chúng với các lý do trời hỡi.

6. Sử dụng mật khẩu mạnh, bảo mật nhiều lớp:

Với những bạn sử dụng ibank thì nên đặt mật khẩu phức tạp không thể đoán ra, với thẻ ATM cũng tránh đặt mã trùng ngày sinh hay những ngày đặc biệt vì nếu thẻ bạn có bị làm giả mà không lộ mã thì kẻ trộm cũng không rút đượ tiền.
Khi giao dịch trực tuyến bạn nên sử dụng các dịch vụ OTP sms, token key nhằm nâng cao mức độ an ninh cho các giao dịch. Hầu hết các ngân hàng đã triển khai dịch vụ này bạn nên đăng ký sử dụng.

7. Không truy cập tài khoản bất cứ điểm kém an toàn nào.

7.jpg


Nói vậy chứ không truy cập vào tài khoản thì làm sao mà thực hiện giao dịch được. Cảnh báo ở đây là bạn không nên truy cập các website giả mạo được gửi qua chat, email, sms.... Cách xác minh có phải giả mạo không là bạn xem đường link truy cập và so sánh với link trang chủ ngân hàng bạn đang sử dụng, không ngân hàng nào tự dưng gửi 1 email yêu cầu bạn truy cập để đăng nhập tài khoản làm gì cả.

Các điểm wifi công cộng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ kém an ninh cao, khắc phục là bạn nên đang ký 3g nếu có thực hiện giao dịch qua mobile.
Nếu bạn thực hiện 7 bước trên thì tài khoản ngân hàng của bạn đã được bảo vệ an toàn nhất rùi đó.
Via: Sưu tầm
 
Chỉnh sửa lần cuối bởi người điều hành:
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Bên trên