“Bùng nổ” xu hướng thanh toán điện tử trong mùa dịch Covid-19

huyenthien007

New Member
29/07/2019
1
3 bài viết
“Bùng nổ” xu hướng thanh toán điện tử trong mùa dịch Covid-19
Trong bối cảnh hạn chế sử dụng tiền mặt để phòng ngừa sự lây lan của Covid-19, đây là thời điểm “lên ngôi” của các hình thức thanh toán điện tử.

Cơ hội “vàng” trong tình huống khó khăn

Với khả năng tồn tại đến vài ngày trên các bề mặt, tiền mặt có thể là nguồn lây nhiễm Covid-19. Đặc biệt khi tờ bạc giấy là đồ vật được truyền qua lại trong khoảng thời gian dài, tiếp xúc trực tiếp với tay của nhiều người. Thông tin này càng có có cơ sở khi vào đầu tháng 3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phát ra khuyến cáo khuyến cáo mọi người nên rửa tay thường xuyên và hạn chế giao dịch bằng tiền mặt.

Tại Việt Nam, nhiều chuyên gia cho rằng Covid-19 là thời điểm vàng để phổ cập thanh toán không tiền mặt. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, dịch Covid-19 lây lan do tiếp xúc, đây là cơ hội xuất hiện trong tình huống khó khăn, là thời điểm vàng để đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số, trong đó bao gồm thanh toán không tiền mặt.

1586928576-761-dich-covid-19-cuoc-chien-cam-go-cua-loai-nguoi-1586928507-width660height371.jpg

Từ tháng 2/2020, Ngân hàng Nhà nước cũng đưa ra yêu cầu các ngân hàng tăng cường thanh toán trực tuyến, giảm bớt các giao dịch tiền mặt. Văn bản số 727/NHNN-TT được ban hành nhằm đẩy mạnh các chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán trực tuyến. Ngay trong tháng 3, 45/45 ngân hàng áp dụng chính sách miễn/giảm phí và 100% giao dịch chuyển tiền giá trị nhỏ qua Napas được miễn/giảm phí.

Các hoạt động thúc đẩy thanh toán không tiền mặt từ giai đoạn đầu dịch đã cho thấy hiệu quả. Theo số liệu thống kế từ sau Tết Nguyên đán Canh Tý 2020, tổng số lượng giao dịch thanh toán không tiền mặt qua Napas tăng 76% so với cùng kỳ. Lượng giao dịch giá trị nhỏ dưới 500.000 đồng tăng từ 21% lên 25%. Tổng giá trị giao dịch tăng 124% so với cùng kỳ năm 2019.

“Ngôi sao đang lên”: Ví điện tử

Trong số các phương thức thanh toán phi tiền mặt, ví điện tử tuy chỉ mới phát triển ồ ạt trong vòng khoảng 2 năm trở lại đây nhưng đã nhanh chóng bứt tốc, trở thành ưu tiên lựa chọn của đại đa số người dân thành thị. Theo số liệu từ We Are Social, Việt Nam có gần 150 triệu kết nối di động, và hơn 70% người dân tiếp cận Internet. Theo đó, việc ví điện tử - với bản chất là ứng dụng di động ngày càng thịnh hành là điều không khó để giải thích.

Trương Hà, nhân viên một hãng bia tại Hà Nội, đã chuyển sang các thanh toán phi tiền mặt từ sau Tết vì lo ngại dịch bệnh. Khi mua sắm trực tuyến, Hà thanh toán trước qua ngân hàng thay vì COD. Đối với những nhu cầu thiết yếu thường ngày như đi siêu thị, mua nhu yếu phẩm, cô cũng ưu tiên các dịch vụ giao hàng tận nơi và cũng không quên thanh toán trước qua ví điện tử để hạn chế đi lại và tiếp xúc trực tiếp với người khác.

“Tôi luôn ưu tiên sử dụng ví điện tử, đặc biệt kể từ lúc dịch bùng phát vì có thể thanh toán nhanh gọn, hạn chế tiếp xúc tối đa mà còn nhận được nhiều ưu đãi”, Hà chia sẻ.

1586928576-586-screen-shot-4-1586928299-width660height410.jpg

Tại các đô thị lớn như TP.HCM và Hà Nội, số người dùng trung thành với ví điện tử như Hà không nhỏ. Cùng với với khả năng thanh toán một cách nhanh chóng, việc liên kết mạnh mẽ với các ngân hàng, hợp tác với các đối tác cũng giúp các ví điện tử thu hút người dùng sử dụng.

Theo phân tích mới nhất từ công ty nghiên cứu Cimigo, mỗi ngày, người dùng ví điện tử thực hiện trung bình 1,6 - 2,2 giao dịch với mức chi tiêu bình quân khoảng 500.000 đồng/ngày. Cũng theo nghiên cứu này, Moca là ví có tần suất sử dụng ví thường xuyên nhất. Trung bình mỗi ngày, người dùng Moca thực hiện 2,2 giao dịch, cao hơn người dùng MoMo với 2,0 giao dịch và người dùng ZaloPay với 1,6 giao dịch.

Ưu thế thuộc về ai?

Theo nghiên cứu của Cimigo, hai ví điện tử MoMo và ZaloPay được dùng nhiều để nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và thanh toán hóa đơn. Còn Moca, sau khi hợp tác chiến lược với Grab vào năm 2018, được dùng chủ yếu cho nhu cầu thanh toán xe công nghệ, nạp tiền điện thoại, chuyển tiền và giao đồ ăn.

Đáng chú ý, nghiên cứu này được thực hiện vào quý IV/2019 khi dịch Covid-19 còn chưa bùng phát. Hiện tại, khi toàn dân vẫn đang trong giai đoạn “giãn cách toàn xã hội”, hàng quán tạm dừng phục vụ tại chỗ, người dân hạn chế ra đường, thì các dịch vụ giao hàng, đi siêu thị hộ, gọi thức ăn… càng được người dùng tận dụng để bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình. Việc thanh toán cho các loại hình dịch vụ này được xem là thế mạnh của Moca khi đang là ví điện tử dùng để thanh toán cho hệ sinh thái Grab.

1586928576-954-screen-shot-5-1586928308-width660height497.jpg

Cũng theo kết quả nghiên cứu được Cimigo công bố, Moca đang dẫn đầu về mức độ gắn bó của người dùng khi 95% khách hàng sử dụng Moca nói rằng họ vẫn tiếp tục sử dụng ví này cho dù không có khuyến mãi.

“Khi người dùng đã lựa chọn một thương hiệu ví điện tử và nói rằng vẫn sẽ tiếp tục sử dụng dù không còn khuyến mãi, thì đó là một tín hiệu tốt, cho thấy thương hiệu được sử dụng vì có khả năng đáp ứng một hoặc nhiều nhu cầu thực sự về dài hạn”, đại diện Cimigo nhấn mạnh.

Có thể thấy, Covid-19 vẫn là một biến số của tình hình kinh tế, xã hội. Tuy vậy, dù dịch bệnh có xảy đến hay không, thì mục tiêu phổ cập thanh toán không tiền mặt vẫn không hề thay đổi. Tần suất và giá trị giao dịch qua các ví điện tử cho thấy nhu cầu sử dụng chúng tại thị trường Việt Nam là rất lớn và còn nhiều triển vọng trong thời gian tới. Khi đó, mức độ gắn bó từ người dùng cao, gắn kết chặt chẽ với các dịch vụ thiết yếu sẽ là yếu tố tiên quyết giúp ví điện tử thắng thế.

Nguồn: 24h​
 
Mời các bạn tham gia Group WhiteHat để thảo luận và cập nhật tin tức an ninh mạng hàng ngày.
Lưu ý từ WhiteHat: Kiến thức an ninh mạng để phòng chống, không làm điều xấu. Luật pháp liên quan
Bên trên